Gia vị Việt: đa dạng mà tinh tế
Việt Nam là một quốc gia xinh đẹp, được thiên nhiên ban tặng rất nhiều những loại thực phẩm tươi ngon và độc đáo. Cùng với sự khéo léo và sáng tạo của con người nơi đây trong việc phối hợp, pha trộn những loại gia vị mà món ăn Việt trở nên hấp dẫn và độc đáo.

Gia vị không phải là nguyên liệu chính làm nên món ăn nhưng nó là yêu tố quan trọng tạo nên mùi vị và hương sắc cho món ăn. Gia vị mà người Việt sử dụng vô cùng đa dạng và phong phú. Từ các loại rau thơm như hành, húng, tía tô, thìa là…đến những loại như chanh, ớt, hạt tiêu… Từ những loại gia vị có được nhờ lên men như mắm tôm, dấm, mẻ…đến những loại chưng cất như mắm rồi nước hàng…

Mỗi một món ăn nhất thiết phải có những loại gia vị để làm nên đặc trưng của món ăn đó. Ví như thịt gà phải có lá chanh, thịt chó phải có mắm tôm mới là đúng kiểu. Những loại gia vị đi kèm đã trải qua lịch sử bao nhiêu năm của dân tộc. Những gì phù hợp nhất, tinh túy nhất thì được giữ lại, không thì bị đào thải, biến mất. Chính vì thế, sử dụng gia vị cũng phải rất tinh tế, cẩn thận.

Những loại gia vị đi kèm trong món ăn không chỉ có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn mà còn là những vị thuốc nữa. Những món ăn mang tính hàn như cá, ốc…thường được nấu kèm với những gia vị nóng, cay như gừng, ớt…để tránh lạnh bụng. Những thứ kị nhau, gây ngộ độc, đau bụng không bao giờ được dùng chung trong một món ăn. Có thể nói, sử dụng gia vị cũng đòi hỏi một trình độ hiểu biết và sự tinh tế của người nấu ăn.

Thịt chó thì phải ăn kèm với rau húng chó, thêm lát riềng vàng ươm thái mỏng. Để bức tranh thêm màu sắc thì có ngay vài củ sả và những cái lá mơ mượt mà màu tím sẫm. Một bát bún thang không thể coi là ngon nếu không có chút mắm tôm, mà đặc biệt là một giọt tinh dầu cà cuống. Một bát phở ngon phải có nước dùng ngọt trong. Muốn có mùi vị đặc trưng của nước phở, nhà hàng phải cho gừng và củ hành nướng đập dập. Bát phở có màu sắc đẹp mắt nhờ những cọng hành xanh mướt, vài nhánh mùi thơm xen lẫn những miếng thịt bò nâu đậm làm nên môt bức tranh đẹp. Khi ăn, người ta cho thêm một chút ớt đỏ, một vài giọt chanh cốm, bát phở trở nên ngon đến nỗi không thể chối từ. Mỗi một món ăn là sự tổng hòa của màu sắc và hương vị thiên nhiên Việt Nam.


Nếu bàn về cách sử dụng của từng loại gia vị trong mỗi một món ăn thì không biết bao giờ mới có thể kể hết được. Sự phong phú về củng loại cũng như sự tinh tế trong cách sử dụng đã làm nên sự độc đáo và đặc biệt cho ẩm thực Việt Nam.
(Nguồn: monngonhanoi.com)

Tour Tây Ninh 1 ngày: Hành trình chinh phục nóc nhà Nam Bộ – Chiêm bái Đại Tượng Phật Di Lặc và quần thể tâm linh Núi Bà Đen
Hành hương Núi Bà Đen – Chiêm bái tượng Phật Di Lặc, Quan Âm, Niết Bàn, Trụ Kinh Bát Nhã và thiền đị ...
Top 10 đặc sản Tây Ninh nên mua về làm quà
Gợi ý 10 đặc sản Tây Ninh mua làm quà: bánh tráng, muối tôm, thốt nốt, bò một nắng, bánh hồng… ngon ...
Du lịch hành hương Núi Bà Đen dịp Đại lễ Vesak 2025: Chiêm bái xá lợi Phật, thắp nến cầu an
Du lịch hành hương Núi Bà Đen dịp Vesak 2025: chiêm bái xá lợi Phật, tắm Phật, thắp nến cầu an, lịch ...
Top 4 hành trình tour du lịch dịp Đại Lễ Vesak 2025 trong nước độc đáo - Những điểm đến không thể bỏ qua
Khám phá các địa điểm du lịch trong nước dịp Đại Lễ Vesak 2025 với những tour du lịch tâm linh hấp d ...