1. Bánh mặt trăng (Tsukimi Dango) - Nhật Bản
Truyền thuyết về tết Trung thu ở Nhật chỉ xuất hiện hình ảnh chú thỏ ngọc thay cho hình ảnh chị Hằng, chú Cuội, và cả thỏ ngọc dễ thương như ở Việt Nam và hầu hết các nước Châu Á khác.
Ở Việt Nam, thỏ ngọc chỉ có trong truyền thuyết, người Nhật lại tin rằng có thỏ ngọc sống trên mặt trăng vì thế khi ngắm trăng họ thường tưởng tượng như đang thấy hình chú thỏ đang ăn bánh bao, hoặc đang giã bánh Tsukimi Dango.
Hình ảnh thỏ ngọc giã bánh Tsukimi Dango là biểu tượng trung thu của Nhật Bản.
Bánh Dango là loại bánh được làm từ bột gạo, bánh tròn mềm, với sốt mặn, ngọt đặc trưng, thường được xiên vào que tre, và uống kèm trà xanh.
Vào ngày Otsukimi (lễ ngắm trăng) người Nhật thường bày Tsukimi Dango
theo hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki sau đó
đặt mâm bánh ở bất cứ nơi nào có thể ngắm trăng rõ nhất,
để vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng.
2. Bánh trăng khuyết (Songpyeon) - Hàn Quốc
Bánh Songpyeon, món ăn truyền thống không thể thiếu vào ngày này của người Hàn Quốc. Bánh được làm từ bột gạo, hình nửa mặt trăng với có nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi. Màu sắc của bánh đều được làm từ màu thiên nhiên của các loại rau, củ, quả tươi nên trông rất đẹp và thơm ngon.
Trung thu của người Hàn Quốc gần giống như lễ Tạ Ơn của phương Tây. Đây được xem là ngày lễ lớn nhất trong năm, quan trọng và thiêng liêng như Tết Nguyên Đán của Việt, trong ngày này mọi người được nghỉ dài ngày (thông thường là 3 ngày). Những người làm ăn, sinh sống ở xa cũng nhân dịp này trở về thăm quê hương. Vì thế, mâm cỗ được bày biện rất công phu, và trang trọng.
Bánh trăng khuyết (Songpyeon ).
Mâm lễ được sắp xếp cầu kì, với những nguyên tắc, ý nghĩa riêng.
3. Phá cỗ đêm Rằm - Việt Nam
Người Việt xưa không chỉ có thói quen thưởng trăng mà còn coi đó là sự báo hiệu thời tiết để dự báo cho vụ mùa sắp tới. Vì thế, người ta thường sửa soạn một mâm cỗ cúng trăng trong đêm rằm rất cẩn thận và đầy đủ để cầu lấy sự may mắn và thịnh vượng cho mùa sau. Mâm cỗ bao giờ cũng phải có đủ các loại hoa quả: bưởi, hồng đỏ, hồng ngâm, na, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu và bánh nướng, bánh dẻo.
Trong đêm Rằm, có rất nhiều trò chơi cổ truyền dành cho trẻ em
như múa lân, rước đèn ông sao, đèn kéo quân…
Trung Quốc được xem là "cha đẻ" của lễ hội Trung thu, với nhiều sự tích, truyền thuyết li kì về tết Trung thu, chị Hằng, chú Cuội, bánh Trung thu... Tương tự người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà người ta có các loại bánh mang hương vị đặc trưng riêng. Có chủ yếu bốn loại khác nhau được phân biệt dựa trên sự khác nhau về nguyên liệu làm nhân bánh: bánh nhân sen nhuyễn, bánh nhân đậu đỏ, bánh nhân mứt hoa quả và bánh nhân ngũ cốc.
Ngày tết Trung thu, người Hoa thường quây quần, đoàn tụ bên nhau,
cùng phá cỗ vì vậy bánh trung thu còn được gọi là bánh đoàn viên.
5. Bánh nướng ngon (Hopia) - Philippines
Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...
6. Bánh cốm dẹp - Campuchia
Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…
Trong lễ hội người ta thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng, để cầu mong viên mãn.
Cốm dẹp món ăn đặc trưng của lễ hội trông trăng của người Campuchia.
Bốc một nắm cốm dẹp dừa cho vào miệng, nghe lẫn trong vị thanh ngọt của
đường, nếp, là hương vị nồng nàn của cả đất, trời.
(Nguồn: Zing)