Một số loại thuốc nên mang theo khi đi chơi xa
Đi du lịch, đến những vùng đất lạ với khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt, bạn cần chuẩn bị sẵn một số thuốc men để không bị động khi chột bụng, nhức đầu, cảm cúm, say nắng... Nhất là trong tình hình hiện nay các chăm sóc y tế tại các khu du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Thuốc men như "lá bùa" phòng bị cần thiết cho mỗi chuyến đi. Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn... Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.
Nhóm thuốc không thể thiếu khác là thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói. Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos...) có tác dụng hút hơi, chống sình bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine...). Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.
Các món ăn lạ rất dễ gây dị ứng, mẩn đỏ, ngứa... Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine... Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây buồn ngủ.
Ngoài các nhóm thuốc chủ yếu trên, cũng nên chuẩn bị đầy đủ các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt... đề phòng trường hợp té ngã, xây xát. Và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.
Về xứ Quảng thưởng thức mỹ vị ẩm thực tinh hoa
Gợi ý 10+ điểm nghỉ dưỡng dành cho các cặp đôi du xuân ngày Tết
Du xuân xa xứ cùng gia đình đón Tết đoàn viên
Lại sắp hết một năm, và người Việt chuẩn bị đón thêm một cái Tết nữa. Lòng người không khỏi chộn rộn ...
Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản mới nhất năm 2022 - Ngày trở lại
Sở hữu những cảnh quan tuyệt sắc bậc nhất thế giới cùng nền văn hóa ẩn chứa nhiều điều kì bí, Nhật B ...
TỔNG HỢP COMBO DU LỊCH NƯỚC NGOÀI GIÁ RẺ TỐT NHẤT 2022
Combo du lịch Vietravel là gói dịch vụ du lịch gồm vé máy bay và phòng khách sạn được các tín đồ “xê ...
Hàn Quốc, Nhật Bản - Top 2 điểm đón mùa Thu đặc sắc tại Châu Á
Châu Á là một trong những châu lục có thời tiết đa dạng và đầy đủ các mùa. Do đó, mùa thu ở châu Á c ...
Kinh nghiệm tham quan Hoàng Cung Thái Lan mới nhất 2022
Thái Lan là một trong số ít các quốc gia trên thế giới còn duy trì chế độ quân chủ lập hiến nên các ...
Vivu du lịch xuyên biên giới với các ưu đãi hấp dẫn của Vietravel tại Hội chợ ITE 2022
Nếu bạn là một tín đồ “cuồng chân", yêu khám phá những vùng đất xa lạ thì đừng bỏ lỡ những ưu đãi hấ ...