Đền Chử: nốt lặng ven sông Hồng

Tôi đến đền Chử để tìm một không gian kiến trúc cổ tiêu biểu của đồng bằng Bắc bộ, và cũng là để ghi lại những hình ảnh cuối cùng của đền khi hay tin đền Chử - hơn 200 năm tuổi sắp được trùng tu, thay mới.

  23/03/2009 15:19



Đền Chử, nổi tiếng không chỉ vì Chử Đồng Tử là một trong “tứ bất tử”, không chỉ vì chuyện tình ly kỳ giữa chàng Chử nghèo khó và nàng công chúa Tiên Dung, mà ở đó, người ta có thể tìm thấy một không gian rất đặc biệt, với một lối kiến trúc đền chùa cổ xưa được phủ xanh bởi những cây cổ thụ già nua, xù xì phủ tán rợp như muốn ấp ủ, muốn ôm trọn đền vào lòng, khiến khách thập phương đến viếng đền như lạc hẳn vào một thế giới khác.

Điểm nhấn nổi bật ở đền Chử, là những ngôi nhà gỗ cổ nằm trên một trục liên hoàn, trong đó điểm nhấn là bốn ngôi nhà với lối kiến trúc mái ngói tám cạnh (nhà tám mái) chóp nhọn lượn cong vút lên trời cao gồm thiên hương, gác chuông, gác khánh, và nhà bia.

Nhưng kiến trúc cổ đẹp nhất trong đền Chử là toà Đại Tế, ngôi nhà năm gian này gần như được bảo toàn nguyên vẹn qua hơn hai thế kỷ cùng nắng gió. Những nét chạm tinh xảo ngay trước giàn cửa thượng song hạ bản cùng bức đại tự ngay chính diện như thôi thúc thêm bước chân của khách viếng đền tiếp bước vào bên trong.

Qua khỏi ngạch cửa toà Đại Tế, một không gian mở toang với hoành phi, đại tự, liễn đối được sơn son thếp vàng, trên mái đền, những vì kèo, xiên trính, đầu đao, bờ nóc được chạm trổ các hoa văn hoạ tiết tinh xảo đủ các đề tài như mai điểu, hoa cúc mãn khai, rồng, phụng… được phủ lên màu nâu đỏ, cùng những bao lam thếp vàng, khiến cho toà Đại Tế càng thêm tráng lệ theo một cách rất riêng.

Khách viếng đền, ngoài chuyện chiêm ngưỡng những vẻ đẹp vượt thời gian, còn là để trò chuyện với các cụ già bán hàng rong trước đền, cứ như bước vào một chốn thân quen, gần gũi, mộc mạc, giản dị.

Gian đại tế ở đền Chử

Các cụ già bán hàng rong trước cửa đền, coi đền Chử như một sân chơi, bán ế cũng chẳng sao, bởi các cụ đã gắn cả đời mình với đền Chử. Các cụ bán hàng, đâu phải cái chính là bán cho được hàng, mà đến đây như một thói quen cố hữu từ thời con gái, có cụ đã 86, lưng còng sát đất sống đối diện cây gạo gần nhà bia, ngay bến sông trước đền, gặp tôi, cụ kể nghe câu chuyện truyền thuyết về đức thánh Chử một cách say sưa, trong ánh mắt cụ sáng bừng như trở lại thời trẻ. Cụ sang sảng kể chuyện đức thánh Chử hội ngộ cùng công chúa Tiên Dung ở bãi Tự Nhiên ngay trước mặt phía bên kia sông Hồng thế nào, rồi chuyện gia đình con cháu đã thành đạt, mỗi người mỗi phương, nhưng cụ nhất định ở lại để được gần đền Chử, bởi cụ tin rằng mình được đức thánh Chử phù hộ.

Người ta thăm đền Chử, còn là để tìm cái bình an tự tại, tìm trong lặng lẽ cái tinh khiết thanh cao thư thái của tâm hồn. Một đền Chử, với lối kiến trúc cổ xưa chứa ắp đầy hoài niệm, khiến cho những tao nhân mặc khách hay người đời vãn cảnh lui tới đều tìm được những cảm nhận rất riêng.

Trước lúc ra về, các cụ ngồi quanh đền Chử cho hay, sắp tới đền sẽ được tháo dỡ toàn bộ để xây mới. Đành nán lại, cố ghi thêm vài hình ảnh, vì sợ rằng mai này, khi đền mới dựng lên liệu có còn nét u trầm, tự tại vốn có của nó mà khách thập phương bấy lâu nay tìm kiếm, hay lại trở thành một dạng đền đài gắn liền với những “kỷ lục” đang ầm ầm mọc lên khắp ngả đường Nam – Bắc.

Đại tự, hoành phi, liễn đối tô điểm thêm cho nét đẹp ở đền chử Gác chuông đền chử được bao quanh là những cây cổ thụ ở sân đền
Những cụ già bán hàng nước ở đền Chử Kiến trúc mái ngói tám cạnh, điểm nhấn ở đền Chử
Không quá xa Hà Nội, chỉ chưa đầy một giờ rong ruổi trên bờ đê sông Hồng theo hướng Bát Tràng - Hưng Yên là đến ngôi đền Chử Đồng Tử cổ kính trầm mặc nằm lặng lẽ ven sông hồng đã hơn hai thế kỷ – nơi ngày xưa công chúa Tiên Dung đã kỳ ngộ và nên duyên cùng chàng Chử  
Đền Đa Hoà ở thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên, thờ Chử Đồng Tử (một trong tứ bất tử của Việt Nam), Tiên Dung công chúa (con gái vua Hùng Vương thứ 18) và Tây Sa công chúa. Đền nằm trên một gò đất ven sông Hồng, diện tích 18.720m2, với 18 kiến trúc mái ngói mặt quay về hướng chính tây, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Đền do tam giáp tiến sĩ Chu Mạnh Trinh thiết kế và hưng công xây dựng năm Giáp Ngọ – Thành Thái thứ 6 (1894 – 1896). Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm.

(Nguồn: SGTT)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn

Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...

  06/07/2020 17:44

'Để quên con tim' ở Quy Nhơn

Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...

  02/07/2020 15:35

Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển

Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...

  01/07/2020 16:53

Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt

Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...

  16/06/2020 17:11

6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè

Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...

  12/06/2020 16:30

Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc

Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...

  09/06/2020 16:55
pin