MỘT VÒNG THĂM HUẾ

Nằm giữa dải đất miền Trung có mùa mưa dầm dề, ngập lụt và mùa nắng nóng như nung, nhưng cố đô Huế dường như dễ chịu hơn nhờ những con đường rợp bóng cây xanh và dòng sông Hương lững lờ vắt ngang thành phố. Cuộc sống nơi đây êm đềm, mọi sinh hoạt đều thủng thẳng... Lượng du khách quanh năm khá đông, nhưng khoảng 10g tối, đường phố đã thưa vắng, chỉ còn lác đác vài hàng quán mở khuya.

  08/08/2012 09:20

Xuôi thuyền trên sông Hương, du khách thỏa sức ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và nét đẹp của các kiến trúc cổ của thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc dọc hai bờ sông. Vùng đất Kim Long với những nhà vườn, những dinh, phủ sổ kính ẩn mình dưới những tán cây xanh rậm mát; hay ngắm nhìn chợ Đông Ba, cồn Hến, phố cổ Bao Vinh…

Không ai đến Huế mà bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn cầu Tràng Tiền nổi bật trên sông Hương. Ban ngày, cây cầu nườm nượp xe cộ qua lại, nhưng vẫn giữ được lối sinh hoạt “rất Huế”, không xô bồ, hỗn độn; về đêm, cầu Tràng Tiền lộng lẫy sắc màu dưới ánh đèn chuyển màu.

Xích lô là phương tiện được khách du lịch ưa chuộng vì rất thích hợp để thong thả ngắm cảnh phố phường. Trong ảnh, dạo xích lô trên đường Lê Lợi, dọc hữu ngạn sông Hương xuôi về Vĩ Dạ.

Nếu có nhiều thời gian, có thể thuê một chiếc xe máy đi vòng quanh thành phố, len lỏi vào từng khu phố trong thành nội, qua Gia Hội, Bao Vinh,vô An Cựu, về Vĩ Dạ, lên Ngự Bình hay xuống Thuận An… Trong ảnh là cổng chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ), tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách chợ Đông Ba khoảng 5 km về phía Tây.

Lăng Khải Định được khởi công vào năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn thành. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn (117 m × 48,5 m) nhưng việc thi công rất công phu, tốn nhiều tiền của và thời gian. Các vật liệu chính như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise... được mua bên Pháp chở về; vật liệu trang trí như đồ gốm, sứ, thuỷ tinh được mua của Trung Hoa, Nhật Bản.

Khiêm Lăng, nơi an nghỉ của vua Tự Đức là một quần thể kiến trúc hoàn hảo và thơ mộng, tọa lạc trong một thung lũng hẹp ở thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế (gần đồi Vọng Cảnh bên bờ sông Hương). Các hạng mục được bố trí khéo léo trong một bối cảnh sơn thủy hữu tình, được đánh giá là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Ảnh một góc Kiêm Lăng.

Bi Đình, nơi dựng tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn, khắc bài “Khiêm Cung ký”. Lăng các vua khác của triều Nguyễn thường dựng bia “Thánh đức thần công”, ca ngợi sự nghiệp nhà vua. Chỉ riêng Tự Đức đã tự mình soạn ra bài văn dài 4.935 chữ, tự thuật và nhận xét về cuộc đời, vương nghiệp của mình; nêu ra những nhược điểm, yếu kém của mình để nhận lỗi với tiền nhân và hậu thế.

Ngọ Môn, cửa chính vào đại nội, nơi thiết triều và sinh sống của các vua triều Nguyễn. Ngọ Môn được khởi công vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), quay mặt về hướng chính Nam. Phần dưới là cửa ra vào, bên trên là lầu Ngũ Phụng. Theo Dịch học, hướng nam là hướng các vua quan “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (tạm dịch: hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt). Tất cả các cổng chính thành quách của triều nhà Nguyễn đều xây cổng chính về hướng nam.

Kỳ đài là di tích thời nhà Nguyễn, được xây dựng năm Gia Long thứ 6 (1807) ở vị trí chính giữa trên mặt nam của kinh thành. Cùng với những bước thăng trầm của Huế, kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hơn 200 năm qua.

Thời vua Gia Long, chợ Đông Ba tọa lạc ở bên ngoài cửa cửa Đông Ba (cổng thành hướng đông). Sau biến cố kinh thành Huế 1885, chợ bị người Pháp triệt hạ. Năm 1887, vua Đồng Khánh cho xây dựng lại lấy tên là Đông Ba. Năm 1899, vua Thành Thái cho dời chợ Đông Ba về vị trí hiện nay. Trải qua thời gian chợ Đông Ba đã nhiều lần tu sửa, có diện tích gần 5 hecta, kéo dài từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền, quay mặt là phố chính Trần Hưng Đạo và dựa lưng ra sông Hương.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu bằng gỗ, có mái ngói bắc qua một con sông nhỏ ở làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía đông nam. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được ghi nhận xây dựng vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền xây cầu để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân.

Cố đô Huế còn nổi tiếng với những món ăn dân dã, hương vị rất riêng như cơm hến, bánh bèo, bánh ướt, bánh bột lọc, bánh nậm... Đã tới đây, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món cơm hến, chè bắp ở cồn Hến đã nổi danh gần thế kỷ qua. Trong ảnh là con đường dẫn đến cồn Hến.

Tham khảo tour Huế

(Nguồn: TBKTSG)

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn

Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...

  06/07/2020 17:44

'Để quên con tim' ở Quy Nhơn

Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...

  02/07/2020 15:35

Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển

Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...

  01/07/2020 16:53

Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt

Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...

  16/06/2020 17:11

6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè

Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...

  12/06/2020 16:30

Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc

Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...

  09/06/2020 16:55
pin