TÁI CƠ CẤU NGÀNH DU LỊCH PHẢI TIẾN HÀNH ĐỒNG BỘ
Sáng ngày 22/12/2017, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành Du lịch” nhằm thảo luận, tìm ra hướng đi, giải pháp cụ thể và xác định rõ trách nhiệm các bên thực hiện trong cơ cấu lại ngành du lịch, góp phần phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước theo Nghị quyết 08-NQ/TW
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh, du lịch Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh hết sức sôi động với nhiều thay đổi và xu hướng mới. Ngành Du lịch đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và có nhiều chỉ đạo để đẩy mạnh phát triển. Năm 2017 ghi dấu sự tăng trưởng của ngành Du lịch với nhiều kết quả tích cực. Lượng khách quốc tế đến ước đạt khoảng 13 triệu lượt, tăng khoảng 30% so với năm 2016; khách du lịch nội địa ước đạt 74 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 500.000 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước có tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới, đứng đầu châu Á về tốc độ phát triển du lịch, có nhiều doanh nghiệp, điểm đến nhận được danh hiệu danh giá của giải thưởng du lịch toàn cầu. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, được triển khai tốt và trở thành điểm sáng, ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và kỳ vọng của xã hội, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục, trong đó nhấn mạnh cơ cấu ngành Du lịch còn chưa hợp lý và cần được tái cấu trúc lại
Trước hết, cần xác định đúng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của địa phương để thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp, đây là đầu ra trong chuỗi giá trị du lịch mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngành. Sản phẩm phải mới, có nét đặc trưng riêng và có những phân khúc riêng hướng đến từng nhóm đối tượng khách khác nhau, trong đó tập trung hướng đến những đối tượng khách ở các thị trường có khả năng chi tiêu cao như châu Âu. Hiện nay, thị trường khách quốc tế thiếu cân đối, chủ yếu là thị trường Đông Bắc Á (55%) và Đông Nam Á (6%)... trong khi đó những thị trường xa, chi tiêu cao chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, vấn đề đặt ra là phải có những sản phẩm du lịch có khả năng tái cơ cấu lại tỷ trọng cơ cấu trong thị trường khách theo hướng tăng dần tỷ trọng khách các thị trường xa, chi tiêu cao để giảm rủi ro của việc quá phụ thuộc vào một thị trường nào đó..
Các ý kiến và tham luận tại hội thảo sẽ được tiếp thu, xem xét, giúp Bộ VH-TT-DL xây dựng, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành du lịch, sớm trình Chính phủ phê duyệt.

Hành trình “Áo Ấm Cho Em 2023”: Đưa trẻ em từ vùng miền cao có thành tích học tập xuất sắc về thăm Thủ đô Hà Nội
Tiếp nối hành trình từ thiện 10 năm tới vùng miền núi Đông - Tây Bắc, ngày 7-9/1/2023, Công ty Du lị ...
Vietravel Airlines chính thức khai trương đường bay quốc tế đầu tiên Hà Nội - Bangkok
Thủ đô Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2022 – Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) chính thức ...
Công bố Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2022 và Giải chạy bộ kết hợp với âm nhạc - Da Lat Music Run 2022
Lễ họp báo công bố Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng và ra mắt giải “Da Lat Music Run 2022” được diễn ra ...
Ưu đãi giảm giá nhóm đến 200 nghìn cùng Khuyến mại Xuân 2022 Vietravel
Như một lời tri ân đến Quý khách hàng đã gắn bó cùng Vietravel trong suốt thời gian qua cũng như để ...
Thể lệ Cuộc thi thiết kế tour du lịch Đài Loan "Booking Your Next Trip"
Cuộc thi “"Booking Your Next Trip" do Vietravel phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Đài Loan tổ chức với ...
Chính thức ra mắt Bản tin Vietravel - Ấn phẩm Online
Trong bối cảnh hiện nay khi dịch bệnh Covid - 19 hoành hành đã khiến chúng ta không thể thực hiện nh ...