Trung Quốc: Thương mại hóa di sản văn hóa đến mức nào?
Tuy bị phản đối dữ dội, nhưng việc thương mại hóa các di sản văn hóa ở các vùng nông thôn vẫn được xúc tiến mạnh khi các nhà chức trách cho rằng đó là cách để hỗ trợ người dân và bảo tồn được các văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Dân ca cổ truyền là một trong những nghệ thuật truyền thống độc đáo. Ông Liu Shouhua, chuyên gia nghệ thuật dân gian, không thể quên được ấn tượng khi được xem những màn hát đối giao duyên của giới trẻ trong các trang phục truyền thống ở khu tự trị Choang hồi thập kỷ 1980. Nhưng giờ đây khi trở lại khu tự trị này, ông chỉ còn thấy các màn hát đối đã bị biến dạng thành những màn giải trí phục vụ du khách, mất hết những nét đẹp cổ truyền xưa kia. Ông Liu báo động: “Các di sản văn hóa truyền thống đã bị thương mại hóa trước khi có các biện pháp bảo vệ cần thiết. Kiểu thương mại hóa như vậy sẽ hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể".
Cụ bà Sun Jiaxiang (80 tuổi) ở thị trấn Changyang, thành phố Yichang, tỉnh Hồ Bắc, tuy mù chữ nhưng cụ vẫn lưu giữ theo hình thức truyền khẩu một kho 600 truyện dân gian và nhờ đó mà Hội Văn hóa và Nghệ thuật Dân gian, Hội Văn học Dân gian và Nghệ thuật đã tôn vinh cụ là “người bảo tồn nghệ thuật dân gian xuất chúng”. Năm 2003, Chính quyền thành phố đã gửi cụ tới nhà dưỡng lão và kể từ đó đều đặn chu cấp cho cụ 200 NDT (30 USD)/tháng. Nhưng theo Lin Jifu, một nhà nghiên cứu ở Đại học Hoa Trung, thì kể từ khi rời quê hương, cụ Sun đã thêm thắt nhiều yếu tố đương đại vào các câu chuyện của mình, khiến cho những câu chuyện đó mất hẳn tính đặc trưng.
Từ trường hợp này, giới chuyên gia cho rằng chính quyền các cấp cần phải điều chỉnh các chính sách đối với việc bảo vệ các nghệ nhân, những người lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thể, theo hướng tạo ra một môi trường để họ tiếp tục sống và hoạt động trong không gian văn hóa đặc trưng. Dẫn chứng cho sự phản tác dụng của chính sách trợ cấp tràn lan của Chính phủ, Chen Jianxian, Phó khoa Văn học ở Đại học Hoa Trung, cho biết nhiều nghệ nhân ở tỉnh Hồ Bắc sau khi đoạt giải trong một cuộc thi dân ca đã trả lại giải và tiền thưởng vì không muốn bị cộng đồng chối bỏ. “Văn hóa phi vật thể là của cộng đồng, vì vậy Chính phủ không nên trao giải cho từng cá nhân”, ông Chen nêu quan điểm.
(Nguồn: TTVH)

Hành trình “Áo Ấm Cho Em 2023”: Đưa trẻ em từ vùng miền cao có thành tích học tập xuất sắc về thăm Thủ đô Hà Nội
Tiếp nối hành trình từ thiện 10 năm tới vùng miền núi Đông - Tây Bắc, ngày 7-9/1/2023, Công ty Du lị ...
Vietravel Airlines chính thức khai trương đường bay quốc tế đầu tiên Hà Nội - Bangkok
Thủ đô Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2022 – Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) chính thức ...
Công bố Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2022 và Giải chạy bộ kết hợp với âm nhạc - Da Lat Music Run 2022
Lễ họp báo công bố Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng và ra mắt giải “Da Lat Music Run 2022” được diễn ra ...
Ưu đãi giảm giá nhóm đến 200 nghìn cùng Khuyến mại Xuân 2022 Vietravel
Như một lời tri ân đến Quý khách hàng đã gắn bó cùng Vietravel trong suốt thời gian qua cũng như để ...
Thể lệ Cuộc thi thiết kế tour du lịch Đài Loan "Booking Your Next Trip"
Cuộc thi “"Booking Your Next Trip" do Vietravel phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Đài Loan tổ chức với ...
Chính thức ra mắt Bản tin Vietravel - Ấn phẩm Online
Trong bối cảnh hiện nay khi dịch bệnh Covid - 19 hoành hành đã khiến chúng ta không thể thực hiện nh ...