Tháng Ba Trẩy Hội Đền Hùng
Trong tiết trời vào xuân, khi những cành lộc non bắt đầu khoe màu áo xanh trong nắng mới cũng là lúc mọi người trẩy hội xuân. Trong đó đền Hùng là ngôi nhà của những đứa con Việt, dù đi đâu cũng gắng quay về.
“Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng vương nhớ về”
hay :
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.
Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Mỗi công trình kiến trúc của di tích thuộc đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn trong hiện thực. Từ cổng đền lớn (Đại môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ “Cao sơn cảnh hàng” (tức Núi cao đường lớn) vui vẻ đón chào mọi người. Đi qua 225 bậc thềm đá du khách sẽ tới đền Hạ, tương truyền nay là nơi mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng và nở thành trăm con trai. Đi chếch về phía đông nam, du khách sẽ gặp đền Giếng. Đây là nơi hai nàng công chúa, con vua Hùng thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi gương chải tóc ở giếng nước trong vắt, mỗi khi có dịp theo cha đi kinh lý qua đây.
Đi tiếp lên phía trên, vượt qua 168 bậc thang tiếp theo là nơi tọa lạc của đền Trung. Theo chuyện xưa kể rằng, nay là nơi các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan. Vượt thêm 102 bậc nữa là tới đền Thượng, là nơi các vua Hùng hay tổ chức các lễ tế trời, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để khấn trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, người ta còn lập cũng lập đền thờ Phù Đổng - Thánh Gióng, để tưởng nhớ vị anh hùng có công giữ yên bờ cõi biên cương trước nạn ngoại xâm từ phương Bắc.
Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ Tổ thiêng liêng và được tổ chức trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Ở bất kỳ nơi đâu, cứ đến ngày này, nhà nhà đều làm một mâm cơm trang trọng đặt lên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên và cũng để dạy dỗ con cháu về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Thông thường, lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 và kết thúc vào ngày 11 tháng 3 âm lịch. Lễ hội đền Hùng thường có 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ hội được tổ chức long trọng với nghi thức quốc lễ, thu hút sự hành hương của hàng chục ngàn du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước tham gia. Phần lễ được tiến hành rất trang trọng. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê, và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu. Kết thúc phần lễ là đến phần hội. Trong phần hội còn có cuộc thi kiệu của các làng xung quanh đền thờ với sự xuất hiện của các đám rước linh đình làm cho không khí lễ hội thêm tưng bừng náo nhiệt. Mỗi đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau, tất cả đều được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo, bày biện trang trí khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu luôn bày thật nhiều hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chóe nước và bầu rượu. Cổ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bày vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều màu sắc, tạo nên một không khí vừa mang phần lễ vừa hể hiện phần hội khá vui tươi cho cộng đồng tham dự cuộc lễ. Cổ kiệu thứ 3 dùng để rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên. Đi tiếp theo sau 3 cổ kiệu này là các vị quan chức với trang phục là áo thụng theo kiểu các quan văn và võ của triều đình, còn các vị bô lão cũng mặc áo thụng đỏ hoặc quần trắng áo the, đầu đội khăn xếp.
Bên cạnh đó còn có nghi lễ hát thơ (tục gọi là hát Xoan), đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Ở đền Hạ thường có biểu diễn ca trù (hay còn gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Ngoài sân đền Hạ có những trò chơi như đu tiên, mỗi bàn đu có 2 cô gái Mường trẻ đẹp, ngồi đu quay bằng cách lấy chân đạp lên mặt đất cho chiếc đu bay lên cao. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền diễn ra hết sôi động, thu hút được nhiều người tham gia như: ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà… Những trò đánh cờ người thường dành cho các cụ cao niên điều khiển. Hay các cuộc hát ví, trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên của các nhóm trai gái trong vùng… Vào những đêm tổ chức lễ thường có chương trình biểu diễn hát chèo, tuồng với các tuồng tích xưa trên những bãi đất rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí lễ hội càng về sau càng hấp dẫn, bởi đây vừa là dịp để bày tỏ sự thành kính tưởng nhớ tổ tiên đã có công dựng nước và mở nước, mà còn là cơ hội để những người con đất Việt mà khắp mọi nơi về đây họp mặt trong khúc hát hòa bình, yêu thương và xây dựng.
Tiết trời đang độ vào xuân, lòng người rộng mở. Những ngày tháng ba âm lịch đang gần kề càng làm cho không khí lễ hội ấm lên trong mỗi người, nhu thôi thúc bước chân tìm về với cội nguồn xưa, để nhìn lại quá khứ của dân tộc và yêu hơn cuộc sống thanh bình của hôm nay.
Bản tin ( số 20) 04 /2007
Du lịch an toàn, an tâm trải nghiệm
Hậu Covid-19 du lịch nội địa khởi sắc
Chuyến bay chuyên cơ đầu tiên từ Mỹ về Việt Nam trong mùa dịch Covid-19
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, với nỗ lực vượt bậc, ngà ...
Tưng bừng ưu đãi trong chương trình khuyến mại hè 2020 'Nước Việt tôi yêu'
Với thông điệp “Nước Việt tôi yêu”, mùa du lịch hè năm nay, Vietravel mang đến chương trình khuyến m ...
6 bãi biển đẹp nhất Phú Quốc
Phú Quốc sở hữu những đường bờ biển dài bất tận, có thể kể đến bãi Sao, bãi Dài, đồng thời vẫn còn r ...
Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn
Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...
'Để quên con tim' ở Quy Nhơn
Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...
Trải nghiệm 'hè cực chất' cùng Vietravel M.I.C.E
Hè năm nay, ngoài việc tổ chức tour cho doanh nghiệp, Vietravel M.I.C.E còn triển khai dòng sản phẩm ...