Hỗ trợ doanh nghiệp cũng là hỗ trợ người lao động, an sinh xã hội

Sáng ngày 13/12, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp", nhằm tạo diễn đàn để tiếp tục ghi nhận ý kiến trao đổi, góp ý của các chuyên gia kinh tế - tài chính, cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp trong nước.

  13/12/2022 14:52


Cần nhìn lại để thiết kế chính sách cho phù hợp hơn

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel cho biết, "Doanh nghiệp là tế bào của xã hội nhưng đang rất khó khăn. Hôm qua, tôi ngồi cùng một doanh nghiệp có 5.000 công nhân mà đứt đơn hàng từ tháng 7 đến giờ, không tìm được nguồn. Tôi không kêu cho tôi, không kêu cho Vietravel. Chúng ta khó khăn đồng bộ, chọn mặt gửi vàng không dễ. Nhưng điều tôi trăn trở, băn khoăn là thiết kế chính sách kịp chưa, đúng chưa, nhanh chưa và chúng tôi đề xuất có hướng cải thiện.

Như gói hỗ trợ 2% lãi suất, số lượng doanh nghiệp được hưởng, giải ngân được bao nhiêu? Do đó, cần xem xét, nhìn lại thiết kế chính sách cho phù hợp. Bản chất câu chuyện, chúng ta phải đồng hành cùng doanh nghiệp, bởi đang có sự lệch pha và chúng ta không bước được cùng nhau thì lực lượng doanh nghiệp này không biết như thế nào? Chúng ta muốn đi xa phải đi cùng nhau mà Vietravel chỉ là một phần nhỏ, một tế bào.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng chia sẻ với tôi, và tôi cho rằng bất động sản là một ngành kinh tế tổng hợp và trụ cột của nền kinh tế, đóng góp rất nhiều. Có mặt tốt và chưa tốt, mặt chưa tốt thì cần uốn nắn. Còn giờ tất cả đều khó. Cho nên tôi muốn nói ý này để thấy doanh nghiệp rất tắc, 3 kênh vốn là ngân hàng, chứng khoán và trái phiếu đều tắc nghẽn, may quá còn vốn tín dụng. Còn chứng khoán tăng vốn ra cơ quan quản lý xin tăng vốn không cho 5 tháng nay, nhà đầu tư có rồi, vào chia sẻ rồi cũng không vào được? Trái phiếu lại đang khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, chúng tôi cần chính sách thiết kế cho kênh này thông thoáng hơn."

Chính sách tiền tệ trước và sau đại dịch khác nhau thế nào?

Tiếp tục trao đổi và nêu quan điểm, ý kiến trong buổi tọa đàm, Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel chia sẻ, “Sau khi nghe các chuyên gia phát biểu, với góc độ doanh nghiệp, tôi thấy đầy rẫy rào cản, vấn đề cần giải quyết. Đứng ở góc độ cá nhân và doanh nghiệp, chúng tôi chia sẻ với ngân hàng và có lời cảm ơn các ngân hàng, đặc biệt là 4 ngân hàng quốc doanh đã hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong thời gian qua. Tôi cũng hoàn toàn chia sẻ với các ngân hàng thương mại nói chung vì phải tuân thủ các quy định để bảo đảm an toàn cho ngân hàng.”
 


Câu hỏi đặt ra là chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước thiết kế chính sách cho doanh nghiệp trước và sau dịch khác nhau thế nào? Có khác biệt gì không? Chúng tôi mong Chính phủ chỉ ra sự khác biệt đó bởi không chỉ ra được thì ngân hàng không dám làm gì hết. Nếu trước và sau dịch tiêu chuẩn cho vay như nhau, phải chăng đại dịch là vô nghĩa, sự suy sụp đình trệ của doanh nghiệp chỉ là nhất thời? Đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sắp xếp lại tiêu chí, điều kiện cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và có định chế cho các ngân hàng thực hiện.

Câu hỏi thứ 2 đặt ra là chính sách có kịp thời, cụ thể không? Chính sách chúng ta có đi trước đón đầu được không? Chính sách là phải đi trước nhưng thực tế lại đang đi sau, vừa đi vừa mò thì doanh nghiệp rất khổ. Chúng ta nên bình tĩnh đánh giá lại. Trong vòng 3 tuần hoặc 7 tuần (kéo dài đến hết tháng 1-2023) tiêu thụ hết gần 400.000 tỷ đồng vốn tín dụng là vô phương. Thủ tướng Chính phủ vừa vừa ký công điện khẩn cho Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Chúng ta cần thiết kế chính sách đi trước và phải nhanh để các định chế, trong đó có tài chính và ngân hàng đi theo. Sau dịch, cơ thể ốm yếu cần oxy, tài chính là oxy mà chia nhau thế này thì doanh nghiệp không thể khoẻ được. Chính phủ có chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho 1 số đối tượng doanh nghiệp nhưng du lịch lại không được đưa vào diện ưu đãi. Tương tự, ngành hàng không cũng đang thiếu vốn trầm nhưng chính sách thiết kế cho 2 ngành này gần như không có. Chúng tôi gửi gắm Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ thiết kế chính sách cho 2 ngành mũi nhóm này.
 
Chủ đề:
loading
Các tin khác

Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ: "Tôi tự tin rằng Vietravel sẽ có tên trân trọng trong lịch sử các hãng lữ hành của Việt Nam”

Ngày Doanh nhân Việt Nam tròn 20 tuổi, Vietravel chuẩn bị công bố hành trình tuổi 30 với chiến lược ...

  15/10/2024 15:59

Vietravel vinh dự nhận bằng khen & chứng nhận tại Lễ tôn vinh, khen thưởng Doanh nghiệp, Doanh nhân TP.HCM tiêu biểu năm 2024

Vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân V ...

  14/10/2024 11:53

Vietravel đón tiếp lãnh đạo Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Tây Ninh đến thăm và làm việc

Vừa qua tại Trụ sở chính, Công ty tiếp đón chị Nguyễn Đài Thy - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó C ...

  14/10/2024 11:15

Vietravel - Thương hiệu du lịch của thủ đô đồng hành cùng các sự kiện quảng bá du lịch Hà Nội

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Vietravel thực sự đã trở thành "thương hiệu du lịch củ ...

  04/10/2024 10:07

Công đoàn Tập đoàn Vietravel trực tiếp trao tặng 600 triệu đồng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão Yagi

Hưởng ứng lời kêu gọi từ Chính Phủ cùng với tinh thần trách nhiệm xã hội, Tập đoàn Vietravel đã chun ...

  03/10/2024 13:22

Vietravel tham dự kết nối phát triển Du lịch – Điện ảnh tại Hoa Kỳ

Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ c ...

  26/09/2024 16:17
pin