Khu phố cổ Hội An, quần đảo Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được đề nghị công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới
Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam vừa yêu cầu tỉnh lập hồ sơ khoa học về vùng hạ lưu sông Thu Bồn, Di sản văn hóa thế giới Hội An và khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, để đệ trình lên Ủy ban Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (thay cho hồ sơ trước đây của Quảng Nam chỉ đề nghị công nhận riêng Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và địa chất, hạ lưu sông Thu Bồn - nơi hợp lưu của các sông Đế Võng, Trường Giang và Thu Bồn, chính là nơi có môi trường, khí hậu rất tốt cho các loài sinh vật nước ngọt, nước mặn và cả sinh vật trên cạn cư trú, sinh sôi nảy nở. Quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Cả vùng hạ lưu sông Thu Bồn và khu vực quần thể kiến trúc đô thị cổ đã được giới nghiên cứu khoa học trên thế giới khẳng định là nơi "Hội thủy, hội nhân, hội văn hóa".
Riêng quần đảo Cù Lao Chàm, theo các nhà địa chất, đây là phần kéo dài về phía Đông Nam của khối đá granit Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà, hình thành cách đây khoảng 230 triệu năm. Trải qua quá trình biến động, các khe nứt kiến tạo trên đá granit thành những hang có hình thù khác nhau, tạo nên những cảnh đẹp thơ mộng cùng hàng chục bãi biển hoang sơ với nền cát mịn, sạch. Tại đây có gần 5.200 ha mặt nước, trong đó có 165 ha là rạn san hô và 500 ha thảm cỏ biển; 135 loài san hô thuộc 35 giống, trong đó có 6 loài được ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện tại vùng biển Việt Nam. Các nhà khoa học cũng đã xác định được 202 loài cá thuộc 85 giống, 36 họ, 4 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể đang sống tại đây, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Nghiên cứu khảo cổ học cũng cho thấy cư dân cổ đã sinh sống ở đây cách nay hơn 3.000 năm. Cù Lao Chàm còn là một điểm của "con đường tơ lụa" trên biển ở khu vực Trung Cận Đông cùng hàng chục ngàn hiện vật, di chỉ thuộc các hệ văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt.
Theo ông Lê Văn Giảng - Chủ tịch UBND thị xã Hội An, cả Cù Lao Chàm, hạ lưu sông Thu Bồn và Di sản văn hóa thế giới Hội An, chính là sự kết hợp, quần tụ giữa di sản thiên nhiên và di sản do con người tạo ra.
(Nguồn Website Ðảng CSVN)


Du lịch châu Âu tháng 7: Khám phá mùa hè rực rỡ trên lục địa già

Top 6 địa điểm du lịch Nha Trang mùa hè cho kỳ nghỉ lý tưởng

Top 5 địa điểm du lịch Đà Nẵng mùa hè ấn tượng nhất
Vietravel công bố chiến dịch CSR “Giữ cánh sếu – Giữ triệu màu xanh”
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Công ty Du lịch Vietravel chính thức triển khai chiến dịch CSR “G ...
Vietravel khởi động Hè 2025 với chuỗi ưu đãi lớn nhất năm - Xúc tiến du lịch Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Khởi đầu cho mùa du lịch sôi động nhất trong năm, đánh dấu cột mốc 30 năm thành lập và hướng đến sự ...
Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel nhấn mạnh: Visa là chìa khóa quan trọng giúp du lịch cất cánh
Tại Hội thảo “Việt Nam nên miễn visa cho du khách nào?” do Báo Thanh Niên tổ chức vào sáng 24/4/2025 ...