Lần đầu dựng tượng đồng Tả quân Lê Văn Duyệt
Ông Nguyễn Hạnh - Phó Tổng Biên tập Tạp chí "Xưa và Nay" - cho biết: "Năm 2000, Tạp chí "Xưa và Nay" tổ chức toạ đàm "Lê Văn Duyệt với vùng đất Gia Định Thành". Trong toạ đàm, có những ý kiến đánh giá khác nhau về Lê Văn Duyệt, nhưng đều đồng thuận với ý kiến của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Nếu những vấn đề được nêu trong toạ đàm là đúng thì không có gì để bàn cãi. Lê Văn Duyệt là người yêu nước. Không lý gì một người thương dân mà không yêu nước".
Sau toạ đàm, ấn phẩm "Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ" được dư luận quan tâm rộng rãi. Ngày 25.12.2007, Cục Di sản Văn hoá đã có văn bản chấp thuận việc đúc tượng tả quân.
Theo sử sách: Lê Văn Duyệt (1764-1832) là công thần trụ cột của nhà Nguyễn, theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, có khả năng về quân sự, chính trị, ngoại giao, là vị quan cai trị nghiêm khắc, thanh liêm.
Ông làm Tổng trấn thành Gia Định hai thời kỳ: 1813-1816 (triều vua Gia Long) và 1820-1831 (đời vua Minh Mạng); được người dân kính phục gọi là ông Lớn Thượng, các nước lân cận gọi ông là cọp gấm Đồng Nai. Ông có nhiều đóng góp cho việc xây dựng, mở mang bờ cõi Nam Bộ. Ông mất ngày 1.8 năm Nhâm Thìn 1832.
Sách "Đại Nam Thực Lục" cho biết, vua Minh Mạng đã truy tặng ông là Tả vận công thần, đặc tiến Tráng Võ Tướng quân, Tả quân Đô thống phủ. Nơi thờ cúng ông được gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.
"Khắp vùng Sài Gòn - Gia Định, khó tìm thấy một nơi thờ cúng nào có khuôn viên rộng đẹp như Lăng Ông Bà Chiểu - ông Nguyễn Hạnh nói - năm 1832, lăng chỉ là một miếu nhỏ kế bên ngôi mộ của tả quân.
Thời vua Tự Đức, lăng được xây lại lớn hơn. Lần trùng tu và nới rộng đáng kể nhất là vào năm 1922 và 1937 do chính Pages - Toàn quyền Pháp và Berland - Tỉnh trưởng Gia Định khởi xướng.
Năm 1973, lăng được bổ sung chính điện theo bản vẽ của KTS người Ấn Độ, Mohamed Hamin. Tuy kiến trúc lăng gồm nhiều phong cách, nhưng về tổng thể tương đối hài hoà. Trong khuôn viên cây xanh, lăng có một giá trị cảnh quan đáng kể.
Lăng Ông là nơi người Sài Gòn tới sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá. Việc đúc tượng đồng Lê Văn Duyệt đáp ứng sự mong đợi của nhiều người dân Sài Gòn khi hành hương đến viếng lăng và có ý nghĩa hơn khi năm 2008- vùng đất Sài Gòn - Gia Định tròn 310 tuổi".
(Nguồn: báo Lao Động)

Dấu ấn 30 năm kiến tạo giá trị sống - Vietravel được tôn vinh tại Lễ trao giải 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2025 – tại Lễ trao giải thưởng “50 doanh nghiệp tiêu biể ...
Vietravel Hà Nội tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025: Khuyến mại lớn, sản phẩm tour mới hấp dẫn, kết nối quốc tế
Từ ngày 10 đến 13/4/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE – Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Công t ...
Vui Lễ Thả Ga – Không Lo Về Giá: Giảm ngay 500.000 đồng từ Vietravel và Sacombank
Nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm du lịch đặc sắc và trọn vẹn, Vietravel tiếp tục hợp t ...
Tập đoàn Vietravel kiến tạo trải nghiệm du lịch đẳng cấp cùng hàng loạt ưu đãi độc quyền chỉ có tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2025
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 04 năm 2025 – tiếp nối thành công từ các kỳ tổ chức trước, Viet ...
Tập đoàn Vietravel - Dấu ấn 30 năm vững vàng hội nhập, đồng hành phát triển Bình Định trở thành điểm đến kinh tế - du lịch mới của Việt Nam
Ngày 28/3/2025, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉn ...
Tổng hợp những địa điểm ngắm hoa anh đào ở Đông Bắc Á đẹp nhất
Mỗi độ xuân về, sắc hồng rực rỡ của hoa anh đào phủ khắp các quốc gia Đông Bắc Á, tạo nên khung cảnh ...