Sẽ có một vườn hoa di sản đàn Nam Giao tại Hà Nội

“Hiếm có một cuộc họp nào nhanh chóng đạt được sự thống nhất về giải pháp bảo tồn di sản như cuộc họp về di tích khảo cổ đàn Nam Giao tại địa chỉ 114 Mai Hắc Đế, Hà Nội (nơi tế trời của quân vương xưa), PGS, TS Phan Khanh cho biết về cuộc hội thảo khoa học vừa diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.

  20/12/2007 11:42

Theo ông Phan Khanh, Hà Nội có thể tạo một khuôn viên nhỏ có cây xanh ở góc các phố Thái Phiên, Bùi Thị Xuân (đối diện tháp đôi Vincom) - chính là nơi đã phát hiện đậm đặc dấu tích của đàn Nam Giao Thăng Long. Trên khu đất bảo tồn này, nhà khoa học đề xuất xây dựng nhà bia “Nam Giao điện bi ký 1679”, lập nhà trưng bày các cổ vật quý phát hiện tại chỗ, cắt nguyên đưa lên mặt đất một lát cắt đậm đặc di vật; tái hiện một hoặc hai đoạn đường bắt góc có mảnh sành thời Lý Trần và làm lại sa bàn sơ đồ kiến trúc đàn Nam Giao như sách Đại Nam Nhất thống chí đã mô tả. Như vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, HN cần ưu tiên bảo tồn từ 400 đến 500m2 trong tổng diện tích khoảng 9.000m2 của địa chỉ 114 Mai Hắc Đế để lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch công nhận, xếp hạng di tích.
Được biết, kết quả 3 đợt thám sát, khai quật khảo cổ học đã khẳng định, địa điểm 114 Mai Hắc Đế là một phần còn lại của dấu tích đàn Nam Giao ở phía Nam thành Thăng Long xưa, trải qua các triều đại Lý – Trần – Lê. Tuy chưa xác định được chính xác trung tâm đàn, nhưng tại đây đã phát hiện dấu tích các trụ móng bằng sỏi và nhiều cổ vật quý hiếm như ngói trang trí lá đề, gạch có chữ Hán ghi rõ năm xây dựng, ngói ống tròn men vàng có rồng 5 móng, đầu nghê… Do những bước thăng trầm của lịch sử, nhất là với việc kinh đô chuyển vào Huế từ cuối thế kỷ XVIII, khu đất này đã từng trở thành bãi hoang, nghĩa trang, phố xá, nhà cửa rồi Nhà máy Diêm (thời Pháp thuộc) và Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (từ sau năm 1954).

Hiện tấm bia lớn “Nam Giao điện bi ký” được khắc dựng năm 1679 đang trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là tấm bia rất lớn, riêng đế bia có khắc hoa văn thời Lê đã rộng đến hơn 2,4m, được người Pháp di dời về Bảo tàng năm 1947 khi xây dựng Nhà máy Diêm. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đàn Nam Giao cần được giữ gìn, tôn tạo, nhưng tìm ra được giải pháp dung hoà cả yêu cầu bảo tồn và phát triển là một bài toán không dễ đặt ra cho chính quyền thành phố. Giải pháp đã nêu trên được nhiều nhà khoa học đánh giá là “vẹn cả cổ, kim”.

(Nguồn HNM)

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Dấu ấn 30 năm kiến tạo giá trị sống - Vietravel được tôn vinh tại Lễ trao giải 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2025 – tại Lễ trao giải thưởng “50 doanh nghiệp tiêu biể ...

  16/04/2025 09:02

Vietravel Hà Nội tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025: Khuyến mại lớn, sản phẩm tour mới hấp dẫn, kết nối quốc tế

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE – Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Công t ...

  10/04/2025 08:00

Vui Lễ Thả Ga – Không Lo Về Giá: Giảm ngay 500.000 đồng từ Vietravel và Sacombank

Nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm du lịch đặc sắc và trọn vẹn, Vietravel tiếp tục hợp t ...

  04/04/2025 15:09

Tập đoàn Vietravel kiến tạo trải nghiệm du lịch đẳng cấp cùng hàng loạt ưu đãi độc quyền chỉ có tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2025

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 04 năm 2025 – tiếp nối thành công từ các kỳ tổ chức trước, Viet ...

  31/03/2025 14:59

Tập đoàn Vietravel - Dấu ấn 30 năm vững vàng hội nhập, đồng hành phát triển Bình Định trở thành điểm đến kinh tế - du lịch mới của Việt Nam

Ngày 28/3/2025, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉn ...

  28/03/2025 16:47

Tổng hợp những địa điểm ngắm hoa anh đào ở Đông Bắc Á đẹp nhất

Mỗi độ xuân về, sắc hồng rực rỡ của hoa anh đào phủ khắp các quốc gia Đông Bắc Á, tạo nên khung cảnh ...

  26/03/2025 09:08
pin