Cội đa trong tâm hồn người Việt

Từ xưa hình ảnh cây đa, bến nước đã trở nên quá gần gũi và quen thuộc, nhất là đối với miền quê Bắc bộ. Sẽ có người hỏi rằng vì sao trong hàng ngàn, hàng triệu cây người ta không chọn loại cây cổ thụ khác như gõ, cẩm lai… để trồng mà chỉ chọn cây đa để rồi xem đó như một phần không thể thiếu trong số những biểu trưng của làng quê Việt Nam. Thật không dễ để có câu trả lời thỏa đáng nhất, nhưng có lẽ tạm lý giải về điều này như sau.

  09/03/2007 17:19

Trước hết, đa là loại cây có khả năng sống trong thiên nhiên rất cao, có thể trồng ở nhiều nơi. Kế tiếp, đây là loại cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, có hình dáng to lớn. Vì vậy dễ khiến người ta liên tưởng đến một thế giới đa tầng trong tâm linh của họ. Nơi đó có các vị thần thánh, những linh hồn đang ẩn nơi cội đa. Vì vậy trong dân gian, chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến câu: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”.

Không biết tự bao giờ cây đa đã trở thành một bộ phận hữu cơ của biểu tượng làng, chỉ biết rằng làng Việt bao giờ cũng có hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình”. Phải chăng vì một trật tự trước - sau mà cây đa luôn được nhắc đến trước tiên? Điều đó có thể đúng vì từ cổng làng đi vào bao giờ cũng có một gốc đa già, xù xì những vỏ, những vết xước, một cái miếu nhỏ thờ thần hay người vắn số, một quán chè xanh…, tiếp đến là cổng làng, những bờ tre xanh mướt và trước mặt bạn là chiếc ao làng có thể không to lắm nhưng mang ý nghĩa khá quan trọng – là nguồn cung cấp nước cho cả làng. Trước đình là một sân lớn, nơi diễn ra những lễ tế, cúng đình và còn có những cuộc vui thâu đêm bên ánh lửa bập bùng.

Bên cạnh đó, còn có một lý do cực kỳ quan trọng khi đề cập đến cây đa, đó là hình ảnh tượng trưng cho vai trò của người nam giới. Nếu bến nước là nơi để các bà, các cô giặt giũ, trao đổi thông tin cho nhau và trở thành một biểu tượng văn hóa thiên về nữ tính, thì cây đa được nhắc đến như một sự vững chắc, bảo vệ cho ngôi làng của người đàn ông bên cạnh hình ảnh chính là sân đình.

Và hình ảnh cây đa làng, nó vừa là thực cũng vừa là hư. Dưới gốc đa ấy có những buổi hẹn hè của đôi trai gái trao gửi lời yêu thương, hò hẹn:
“Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ…”
Là nơi dừng chân cho người lữ hành phiên lãng:
“Không tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền thì hãy lân la vào hàng”
Và còn nữa những cuộc chơi của những chú mục đồng, trong giai điệu đồng dao rộn ràng âm sắc. Nhưng quan trọng hơn cả đó là sự tin tưởng vào tính thiêng "Cây thị có ma, cây đa có thần". Sự bí ẩn, vừa thực vừa hư ấy đã tạo cho hình ảnh cây đa một sức sống tiềm ẩn, gắn liền trong tâm linh người Việt. Không những hiện sinh trong suy nghĩ mà còn mang sức sống trong những câu ca.
Bản tin số 12 / 2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin