Hạn khuống của người Thái ở Tây Bắc
"Hạn khuống" mang đậm tính quần chúng, do các thiếu nữ Thái trong các bản đứng ra tổ chức và quản lý sinh hoạt, nhưng được thanh niên nam tham gia giúp đỡ xây dựng, được các cụ già và mọi người ủng hộ, giúp đỡ sinh hoạt. Đêm khánh thành "Hạn khuống", nam thanh, nữ tú trong bản tới góp rượu, thịt... mời mọi người trong bản ăn mừng tại chỗ và từ đó những đêm sinh hoạt "Hạn khuống" bắt đầu.
Trước tiên, tổn khuống và các xao lắc xáy ngồi vào vị trí của mình. Họ vừa cán bông, kéo sợi, thêu thùa... vừa thân mật chuyện trò tiếp đón các bạn trai. Trong đêm thơ mộng, ngọn lửa "Hạn khuống" sáng lung linh, các cột lắc xáy lấp lánh muôn mầu sắc, thanh niên trong vùng rủ nhau đến các "Hạn khuống", mỗi đoàn cử ra 1 - 2 người đàn hay, hát giỏi để đối đáp xin được lên sàn. Sau những cuộc hát đối đáp, thử thách khá kỹ lưỡng, tổn khuống cho phép các chàng trai lên sàn tham gia sinh hoạt. Và cuộc vui văn nghệ bắt đầu, diễn ra đến tàn đêm.
Thường thì, những ai đã quen biết đều được tự do lên sàn tham gia, những người lạ phải qua thử thách. Các cụ già, người lớn tuổi đến "Hạn khuống" để góp vui, dạy dỗ, chỉ bảo con cháu lời nói đẹp, câu hát hay. Trẻ em đến "Hạn khuống" vừa chung vui, vừa học ăn, học nói, học hát, học quay xa, kéo sợi... Hết hát lại nói đối đáp, hết đối đáp lại cười vui. Câu chuyện "Hạn khuống" tưởng như không bao giờ kết thúc. Từ chuyện của bản, của mường đến chuyện riêng của mỗi gia đình, mỗi thành viên; từ chuyện yêu đương lứa đôi, đến chuyện đi nương, đi rẫy... đều trở thành những đề tài đối đáp ở "Hạn khuống". Càng về khuya, "Hạn khuống" càng đi vào chiều sâu của tâm linh, ý tứ, các cô gái quây quần bên bếp lửa trò chuyện, đối đáp với các chàng trai. Nhiều đôi trai gái tâm đầu, ý hợp, từ sinh hoạt "Hạn khuống" đã thành vợ, thành chồng ăn đời, ở kiếp hạnh phúc với nhau.
"Hạn khuống" không những chỉ là nơi sinh hoạt văn nghệ, nơi để nam thanh nữ tú đến tìm hiểu nhau, mà còn là nơi trao đổi, bàn bạc mọi công việc của cả cộng đồng, của mỗi gia đình và của mỗi thành viên. "Hạn khuống" còn là nơi để dạy dỗ và giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ trong cộng đồng người Thái. Các đêm "Hạn khuống" đã mang lại sự nghỉ ngơi, không khí ca hát lành mạnh, làm nhộn nhịp, ấm áp bản mường của đồng bào Thái.
Là một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian cổ truyền, "Hạn khuống" không khỏi có một vài hạn chế nhất định, song "Hạn khuống" có rất nhiều ưu điểm, cần được nghiên cứu, duy trì và phát huy trong cuộc sống ngày nay.
(Nguồn: Tổng hợp)


Gợi ý 11+ những điểm du xuân ở Hà Nội, miền Bắc Việt Nam
Khác biệt món Tết 3 miền
Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài
Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...
'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý
Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...
Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên
Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...
Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...
Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan
Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...
Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì
Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...