Hướng tới Ngày hội VH,TT&DL Khmer Nam Bộ 2008: Cửu Long Giang tưng bừng lễ Ook Om Bok
Theo phong tục và tập quán của người Khmer Nam Bộ, để tạ ơn thần Mặt Trăng người xưa đã chọn ngày 15.10 âm lịch hằng năm để tổ chức lễ hội với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu mang đến ấm no hạnh phúc cho mọi nhà. Cũng như bao lễ hội khác trên đất nước Việt Nam, Lễ hội Ook Om Bok cũng có hai phần là: lễ và hội.
Phần lễ được cử hành vào đêm rằm tháng mười hằng năm, thường lễ được cử hành ở sân chùa, sân nhà hoặc ở một khu đất trống cao ráo để mọi người dễ quan sát Mặt Trăng. Trước khi vào chính lễ khoảng thời gian Trăng đứng đỉnh đầu, người ta đào lỗ trồng hai cây tre làm thành một cái cổng chào thật đẹp và đặt dưới cổng một cái bàn, trên đó bày đồ cúng gồm cốm dẹp (được làm bằng lúa mới non), khoai lang, khoai môn, dừa tươi, bánh kẹo, trái cây và nước trà. Khi cúng sau mỗi đợt họ lại rót trà dâng hiến thần linh và tiếp tục khấn vái để nhớ ơn đức Phật đã ban cho họ cuộc sống thanh bình ấm no hạnh phúc. Khi cúng trẻ em sẽ xếp hàng xung quanh chờ, cúng xong người chủ tế sẽ lần lượt lấy cốm dẹp và các thứ khác trên bàn đút vào miệng các em (hưởng lộc Mặt Trăng) và hỏi ước mơ của các em sau này sẽ làm gì, để đoán định tương lai cho các em...
Phần hội được tổ chức khá qui mô và hoành tráng với các hoạt động được tổ chức như diễn các trò chơi dân gian, thả đèn gió (có nơi gọi là đèn trời), thả đèn nước (có nơi gọi là hoa đăng), múa Rô băm (múa dân gian Khmer), múa Lăm vông. Đặc biệt nhất là thả đèn gió và đua ghe ngo. Đua ghe ngo thật sự sinh động và náo nhiệt bởi sự bắt nhịp của người cầm trịch trên mỗi chiếc ghe ngo, rộn ràng cùng tiếng trống, tiếng còi, tiếng reo hò cổ vũ của dân đứng xem trên bờ...Xem đua ghe ngo chúng ta chứng kiến sự cộng đồng sức mạnh tạo nên một khối đoàn kết làm nên chiến thắng trong cuộc đua. Ở mỗi con truyền độc mộc được làm từ một loại gỗ tốt đặc dụng dài từ 25 đến 30m ngang rộng từ 1 m đến 1,4m, cấu tạo vuốt nhọn ở hai đầu và sơn phết khá lộng lẫy. Đầu ghe được làm mô phỏng hình con rồng oai phong sặc sỡ, vươn đầu về phía trước như bay trên làn nước Cửu Long hùng vĩ, hoặc một con hổ, sư tử, cá poon-co... Mỗi ghe có từ 46 đến 60 người chia làm hai bên cùng chèo theo nhịp chỉ huy. Mỗi khi lệnh xuất phát từng chiếc ghe lao như tên bắn trong tiếng reo hò cổ vũ của nhân dân hai bên bờ sông cùng tiếng trống, tiếng còi trong thúc giục làm huyên náo cả một vùng. Đua ghe ngo, một hoạt động thể thao truyền thống một vốn cổ của dân tộc Khmer đã và đang được sự quan tâm chu đáo của Nhà nước. Sắp tới trong ngày hội VH,TT&DL Khmer Nam Bộ 2008, đua ghe ngo sẽ thật sự tranh tài giữa các đội với Giải vô địch đua ghe ngo quốc gia...
Lễ hội Ook Om Bok - một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào Khmer Nam Bộ đã tồn tại hàng ngàn đời nay, lễ hội đa dạng về sắc màu, phong phú về hoạt động và rất giàu bản sắc văn hóa dân tộc sẽ góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam cũng như thu hút du khách bốn phương.
Gợi ý 11+ những điểm du xuân ở Hà Nội, miền Bắc Việt Nam
Khác biệt món Tết 3 miền
Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài
Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...
'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý
Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...
Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên
Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...
Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...
Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan
Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...
Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì
Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...