Du lịch Trung Quốc dịp Tết Trung thu - tìm hiểu sắc màu văn hóa đặc biệt

Ánh trăng tròn vằng vặc soi sáng những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, tiếng trẻ em nô đùa rộn rã, mùi hương bánh trung thu thơm lừng... Đó là những hình ảnh đặc trưng không thể thiếu trong đêm hội Trung thu ở Trung Quốc - lễ hội lớn thứ 2 sau Tết Nguyên đán, mang ý nghĩa đặc biệt với “đất nước tỷ dân”. Đặc biệt, lễ hội Trung thu còn là dịp hoàn hảo để bạn du lịch Trung Quốc, trải nghiệm văn hoá truyền thống nơi đây.

  15/08/2024 09:48
Dịp Tết Trung thu, người Trung Quốc thường quây quần bên mâm cỗ đủ đầy gồm bánh Trung thu, bí ngô, ốc sông, vịt, cua lông... với nhiều ý nghĩa. Bên cạnh việc được thưởng thức những món ăn truyền thống, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nổi tiếng, du khách còn có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng, khám phá những nét văn hóa độc đáo của người dân đất nước này.
 

1. Tết Trung thu trong văn hóa Trung Quốc

Tết Trung thu là phong tục truyền thống từ lâu đời và được nhiều nước châu Á xem là dịp quan trọng của năm, trong đó có Trung Quốc. Tết Trung thu đã có lịch sử hơn 3.000 năm tại Trung Quốc, được bắt nguồn từ phong tục cúng trăng vào mùa thu để tạ ơn mùa màng bội thu. Trong quá trình phát triển Tết Trung thu đã mang nhiều ý nghĩa hơn, bao gồm cả gia đình quây quần bên nhau và cầu mong sức khỏe, hạnh phúc. Người ta cho rằng mặt trăng vào ngày này là sáng nhất và tròn nhất, điều này mang ý nghĩa gia đình đoàn tụ.
Trung thu là dịp đặc biệt để du khách hiểu hơn về văn hoá Trung Quốc (Nguồn hình: Sưu tầm)

Trong tâm thức của người Trung Quốc, hình tròn của mặt trăng tượng trưng cho sự đoàn tụ của gia đình. Bởi thế, ngày Tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Trong dịp này, những người đang làm ăn xa đều sắp xếp về quê quây quần ăn tối cùng nhau vào tối Tết Trung thu. Những người ở quá xa quê hương, không có điều kiện về quê thường tụ tập ăn tối với bạn bè.

Hơn nữa, vào dịp này, đất nước tỷ dân như khoác lên mình một tấm áo mới, rực rỡ và lung linh hơn bao giờ hết. Từ những ngày gần đến Tết Trung thu, trên đường phố đến những khu chợ đêm, các quán bánh kẹo, hàng rong… đều được trang hoàng với những lồng đèn, tiểu cảnh, cổng chào vô cùng hoành tráng. Không chỉ vậy, trong ngày Tết Đoàn viên, bên cạnh bánh Trung thu, người dân Trung Quốc còn trang trí các loại đào, quýt, thanh long… trên bàn thờ gia tiên, cũng như trang trí nội thất của ngôi nhà bằng những chiếc đèn lồng lung linh.
Những kí ức tuổi thơ, phút giây đoàn viên, với nhiều cung bậc cảm xúc… là giá trị tinh thần quý giá mà lễ hội Trung thu mang lại cho người dân Trung Quốc. Đây là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, phản ánh tinh thần đoàn kết, tình yêu và sự tôn trọng thiên nhiên, đất trời.

>>> Tham khảo tour du lịch Trung Quốc được ưa chuộng nhất mùa thu này <<<
1. Du lịch Thượng Hải - Hàng Châu - Vô Tích - Tô Châu chỉ từ 15tr990
2. Du lịch Bắc Kinh - Chinh phục Sơn Hải Quan - Lão Long Đầu – Cực Đông của Vạn Lý Trường Thành
3. Du lịch Thành Đô - Cửu Trại Câu Thiên đường hạ giới - Công viên gấu trúc
4. Du lịch Lệ Giang - Shangrila - Núi tuyết Ngọc Long - Lam Nguyệt Đàm - Hẻm núi Hổ Khiêu Hiệp - Tặng vé chương trình Ấn Tượng Lệ Giang
5. Du lịch Trung Quốc - Tân Cương: Urumqi - Vịnh Ngũ sắc - Thắng cảnh Kanas - Rừng Bạch dương - Hồ Sayram - Cầu dây văng Guozigou - Trang trại hoa oải hương - Làng dân gian Kaanqi - Hỏa diệm sơn - Thiên Phật Động Bezeklik

 

2. Những trải nghiệm tuyệt vời dịp Tết Trung thu khi du lịch Trung Quốc

Trung Quốc rực rỡ những ánh đèn lồng dịp Tết Trung thu (Nguồn hình: Sưu tầm)

Du lịch Trung Quốc vào dịp Tết Trung thu, bạn sẽ được trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ, khám phá một đất nước với những nét văn hóa đa dạng và phong phú. Một trong số đó có những trải nghiệm đặc trưng như:

2.1. Ngắm trăng

Từ thời xa xưa, Trung Quốc đã có phong tục ngắm trăng vào đêm Trung thu. Bởi ánh trăng có một ý nghĩa vô cùng to lớn với người dân nơi đây, họ quan niệm rằng, ánh trăng tròn vành vạnh biểu trưng cho sự may mắn, và ánh trăng vào đêm rằm tháng 8 là thời điểm trăng sáng và tròn nhất trong năm, tượng trưng cho sự sum họp bình an và hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Vào dịp Tết Trung thu, người dân Trung Hoa dù là đang sum họp gia đình hay đang hòa vào dòng người trẩy hội thì cũng không quên ngước lên trời ngắm ánh trăng tròn hiền hòa để cầu mong mọi điều bình an.
 

2.2. Ăn bánh Trung thu

Được đặt theo tên của lễ hội Trung thu ở Trung Quốc, chiếc bánh này ban đầu là vật cúng tế thần mặt trăng. Sau này, ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu để có một mùa Tết Đoàn viên trọn vẹn.

Bánh Trung thu nhỏ xinh cũng mang rất nhiều ý nghĩa, người dân gửi gắm nhiều tâm tư tình cảm vào trong chiếc bánh. Nhất là với những người con xa xứ, không kịp về nhà vào Tết Đoàn viên thì chiếc bánh Trung thu cũng phần nào giúp vơi đi nỗi nhớ quê hương da diết.

Ngày nay, bánh Trung thu đã trở nên đa dạng về nguyên liệu, hình dáng. Thậm chí ở Trung Quốc, người ta còn thiết kế ra những hộp bánh Trung thu với kiểu dáng sang trọng, độc đáo được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng, mua về làm quà cho người thân, đối tác.
 

2.3. Tế trăng

Đây là một phong tục đón Tết Trung thu có từ thời cổ đại, bắt nguồn từ truyền thuyết diễn ra ở nước Tề. Tương truyền có một cô gái mang dung mạo xấu xí nhưng tài đức xuất chúng từ nhỏ. Khi trưởng thành, cô được tuyển vào cung nhưng không nhận được sự sủng ái của nhà vua. Cô ngày ngày thành kính cầu khấn thần mặt trăng cho mình một cuộc sống tốt hơn. Cho đến một đêm rằm tháng 8, nhà vua gặp cô khi đi dạo dưới ánh trăng đẹp nhất năm và say đắm với nhan sắc của cô, liền phong làm Hoàng hậu. Từ đó, các thiếu nữ bắt đầu truyền tai nhau cúng trăng vào ngày Tết Trung thu để cầu mong mình có được dung mạo hơn người.
 

2.4. Thả đèn

Vào ngày lễ hội Trung thu, người Trung Quốc sẽ tụ họp ở quảng trường, bãi đất trống… để thả đèn bay lên trời vơi ý nghĩa cầu mong may mắn, ước muốn hạnh phúc đến với bản thân, gia đình và bạn bè. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng thả xuống nước những chiếc đèn được làm bằng giấy dầu, với nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến là hình hoa sen, chiếc thuyền, khối lập phương…Vào lúc bắt đầu thả đèn, ai ai cũng thành tâm cầu nguyện, mong những điều ước của mình sẽ theo chiếc đèn sẽ trở thành hiện thực. Lúc này, trên trời và dưới nước ở Trung Quốc dường như lộng lẫy và lung linh hơn bao giờ hết.
 

2.5. Giải câu đố

Đêm rằm Trung thu ở những nơi công cộng người dân sẽ treo rất nhiều đèn lồng, bên dưới có gắn thêm những câu đố, có thể về lịch sử, văn hóa, điểm tham quan, du lịch, món ăn Trung Quốc…. Mọi người sẽ tập trung lại, cùng nhau giải những câu đố đó. Đây là hoạt động mà người dân Trung Quốc dù già hay trẻ đều rất ưa chuộng, đặc biệt là những cặp nam nữ đang độ đôi mươi. Trong quá khứ, trò chơi này cũng đã để lại vô số giai thoại tình yêu. Vì vậy, phong tục giải câu đố trong đêm Trung thu cũng là một cách vô cùng tinh tế để bạn thổ lộ tình cảm với người mình yêu. Bên cạnh đó, việc giải đố cũng rất thích hợp với những bạn thiếu nhi, giúp các bé có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
 

3. Những món ăn nhất định phải thử khi du lịch Trung Quốc dịp Trung thu

 
Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Trung thu (Nguồn hình: Sưu tầm)
  • Bánh Trung thu: Nhắc đến Trung thu nhất định phải nhắc đến bánh Trung thu rồi. Vào đêm Trung thu diễn ra, các thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần lại với nhau và thưởng thức bánh và cùng nhau ngắm trăng, tâm sự với nhau về những điều đã trải qua.
  • Vịt: Nhiều nơi ở Trung Quốc có tục lệ ăn vịt trong dịp Tết Trung thu không chỉ vì lợi ích sức khỏe mà món ăn này còn gắn với một câu chuyện dân gian xưa. Từ đó, việc ăn thịt vịt vào dịp Trung thu đã trở thành phong tục ở nhiều nơi. Các món vịt phổ biến là vịt om khoai môn, vịt quay...
  • Cua lông: Mùa thu là thời điểm thích hợp nhất để ăn cua lông. Vì vậy, nó là một món ngon đặc biệt theo mùa trong dịp Tết Trung thu, một điểm nhấn trong các bữa tối đoàn tụ, đặc biệt là khu vực Thượng Hải.
  • Khoai môn: Khoai môn trong phương ngữ miền Nam ở Trung Quốc có cách phát âm như câu nói may mắn đang đến. Người ta tin rằng ăn khoai môn trong dịp Trung thu sẽ xua tan những điều xui xẻo và mang lại may mắn và giàu có. 
  • Củ sen: Củ sen là một loại thực phẩm tốt lành và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tên tiếng Trung của nó có nghĩa là sự gắn kết. Theo quan niệm của người Trung, những sợi tơ mỏng manh của củ sen tượng trưng cho sự gắn kết bền chặt của gia đình. Vào ngày Tết Trung thu, củ sen thường được chiên giòn, xào hoặc nhồi thịt.
  • Bí ngô: Truyền thống ăn bí ngô trong các dịp lễ lớn được người dân sống ở khu vực nam sông Dương Tử tiếp nối. Một số người tin rằng đó là do các gia đình nghèo làm bánh bí ngô trong dịp Tết Trung thu vì họ không đủ tiền mua bánh. Những người khác tin rằng ăn bí ngô có thể mang lại sức khỏe tốt. Và món bí ngô cũng đã được người dân Trung Quốc ưa chuộng mỗi dịp Tết Trung thu.
  • Rượu quế hoa: Uống rượu lên men bằng quế hoa là truyền thống có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Người Trung Quốc bắt đầu uống loại rượu này từ hơn 2.000 năm trước. Loại rượu này phổ biến trong dịp lễ lớn này vì Tết Trung thu vào đúng mùa hoa quế nở rộ. Uống rượu quế hoa là việc làm tượng trưng cho lời mong cầu đoàn tụ gia đình và cuộc sống hạnh phúc.

Trung Quốc không chỉ là một đất nước với lịch sử lâu đời và văn hóa phong phú, mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá. Và du lịch Trung Quốc dịp Tết Trung thu chính là một trong những dịp tuyệt vời nhất để bạn đến với đất nước tỷ dân này. Hãy để Trung Quốc mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.

Để biết thêm thông tin về chương trình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
VIETRAVEL
190 Pasteur, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Tel: (028) 3822 8898 - Hotline: 1900 1839
Fanpage: https://www.facebook.com/vietravel
Website: www.travel.com.vn

Nguồn bài viết: Sưu tầm và tổng hợp
@camnangdulich #camnangdulich
 
loading
Các tin khác
pin