Mắm thái Châu Đốc
Nếu có dịp về Châu Đốc vãn cảnh núi Sam, chắc hẳn không một ai không nghe nhắc đến món mắm thái, một đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ. Thật khó quên nếu một lần ăn mắm thái cùng thịt lợn luộc với rau thơm, vị ngọt thơm của cá pha lẫn vị béo từ thịt, hương thơm của rau và vị nồng của gừng xắt nhuyễn.

Mắm thái được làm từ cá lóc, cá bông tươi, đường, thính (gạo rang vàng giã nhuyễn) và đu đủ thái sợi, một cách chế biến thật giản dị, dân dã. Nhưng để mắm có chất lượng thơm ngon, để lâu không bị chua thì lại khác.
Theo cô Bảy Sen, chủ nhân hiệu mắm “Bà giáo Khoẻ” thì cá lóc, cá bông làm mắm phải được chọn cá to mập, trắng và chế biến ngay khi cá còn sống. Sau đó muối cá khoảng 15 ngày cho thịt cá săn chắc rồi mới đem cá ra cắt bỏ da, xương, dùng nạc cá làm mắm. Tiếp tục trộn nạc cá với thính và ủ trong vòng 3 tháng để cá đượm mùi thơm thính rồi mới tiến hành chao mắm.

Để mắm thơm ngon phải dùng đường thốt nốt và pha thêm đường cát trắng để mắm vừa thơm ngon, vừa có màu đỏ tươi thật hấp dẫn. Phần đu đủ phải được muối trước cả tháng rồi đem ép nước, phơi khô thái sợi mới trộn cùng đường và mắm.
Muốn mắm theo chân du khách thập phương đi xa thì công đoạn bao gói cũng là một bí quyết rất quan trọng để mắm bảo quản được lâu (khoảng 6 tháng) không có mùi ê chua và bọc mắm không trương phình lên.

Hương vị mắm Thái Châu Đốc đang lan toả đến cả trời Âu, Mỹ, và cả Australia, đem lại niềm tự hào cho người dân Châu Đốc và làng mắm quê hương và thật khó quên trong khẩu vị thực khách gần xa. (Nguồn: VnExpress)


Lễ hội pháo hoa Busan 2025: Mùa hè bừng sáng bên bờ biển Haeundae

Top 5 khu chợ hải sản ở Đà Nẵng nổi tiếng nhất

Top 5 lễ hội ở Đà Nẵng hấp dẫn nhất không nên bỏ lỡ trong năm
Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim: “Giữ cánh sếu – Giữ triệu màu xanh”, cùng Vietravel hành động vì môi trường
Trải nghiệm du lịch Tràm Chim kết hợp CSR cùng Vietravel, góp phần bảo tồn sếu đầu đỏ và hệ sinh thá ...