Món bánh người Hoa

Vào những ngày đầu xuân, bà con người Hoa thường hay uống trà đàm đạo nên trong những ngày này trên bàn thờ hoặc tại phòng khách không thể nào thiếu món thèo lèo (trà liệu - “tề láo” - nguyên liệu uống trà), bánh in vân phiến, bánh “bía” (bỉnh - bía - bánh)...

  19/03/2008 09:06

Bên cạnh các món ăn truyền thống, các loại bánh này đều có tên gọi rất đẹp, mang tính chúc tụng.

Bánh tổ (tò quế khai quả) là một loại bánh dẹp tròn; nấu bằng bột nếp pha với đường mật, trong có để mấy miếng thịt khô trên có rắc mè rồi hấp chín. Loại bánh này có thể để lâu ngày. Khi muốn ăn phải xắt mỏng trước khi chiên với dầu mỡ. Bánh tổ có tên là “cao”, đồng âm với “cao” là “cao thăng” hoặc “cao phát”. Từ đó dân gian gọi bánh tổ là “niên cao”, bánh tết, bánh năm mới. Cùng với bánh tổ có bánh in. Bánh in có loại bột trắng mịn, pha với nước đường, vỏ trần bì, ép cứng rồi xắt thành phiến mỏng, gọi là “vân phiến hương cao” với ý nghĩa bánh in thơm giống hương mây. Tại Chợ Lớn cách nay khoảng một thế kỷ có hiệu Bổn Lập Trai sản xuất loại bánh này ngon nổi tiếng.

Chè ỷ hoặc chè trôi nước (ỷ thưng, viên thưng) cũng là những món ăn chúc tụng của bà con người Hoa khá quen thuộc. Chè trôi nước gọi là bánh Nguyên tiêu vì được dùng làm lễ vật chay trong ngày tết Nguyên Tiêu tức ngày Thượng Nguyên Thiên Quan tứ phước. Rồi tùy theo tục lệ của mỗi cộng đồng vào ngày cuối năm hoặc đầu năm đều có món chè ỷ hoặc chè bột báng. Những loại chè này hương vị ngọt ngào, viên tròn,… tượng trưng cho sự tốt đẹp trọn vẹn, viên mãn. Nếu chè ỷ dành cho người lớn tuổi thì phải thêm mì sợi và gừng. Gừng là “khương”, gần với “khương” là “khương kiện”. Mì là “miên”, gần với “miên” là “miên trường”. Chúc những người lớn tuổi được “tốt đẹp trọn vẹn, khương kiện miên trường” chắc không còn gì quý hơn!

Người Hoa gốc Quảng Đông vào ngày Tết thường dùng bánh “chính túi” để cúng Phật trời. “Chính túi” là loại bánh cam chiên phồng to, bên trong có nhân đậu phụ và cốm, ngoài thoa một lớp đường mè. Khi lắc nhẹ ra nghe có tiếng động bên trong. “Chính túi” tức kim đại có nghĩa là túi vàng, một vật ước muốn của những người làm nghề kinh doanh, dịch vụ.

Con gà luộc chín ngậm cọng hành lá, nằm tréo cánh trên cái dĩa bàn to, xung quanh có mấy củ hành tròn tròn như những quả trứng là lễ vật gọi là “cấy sống” dùng để cúng tổ tiên vào ngày tất niên của người Minh Hương, hoặc cúng tài thần của người Quảng Đông hoặc người Triều Châu vào ngày đầu năm. Truy nguyên “kế” (cấy) có nghĩa là mưu, “thông” (sống) có nghĩa là hành, gần với âm thông có nghĩa là thông suốt. Từ đó, người ta còn bày ra những chi tiết cầu kỳ như có người cúng gà trống, có người cúng gà mái.

Ở miền Bắc Trung Quốc lạnh lẽo suốt mùa đông ít lương thực thực phẩm nên người dân phải đi săn lấy thịt thú rừng về ướp muối dự trữ. Do đó tháng đi săn cuối năm gọi là tháng Chạp (lạp nguyệt). Vào ngày tết, họ có nhiều món thịt khô truyền thống như lạp xưởng (thịt heo dồn ruột phơi khô), lạp nhục hay lạp bỉnh (thịt heo xẻ miếng phơi khô giống những miến bánh) hoặc vịt lạp. Các loại thịt này trước khi phơi khô đều được ướp với muối, ngũ vị hương và rượu Mai quế lộ. Khi muốn ăn phải chiên hoặc hấp.

Bánh phượng hoàng, món ăn truyền thống ngày xuân của người Hoa Bánh “chính túi” thay cho điều ước cầu may của những người làm nghề kinh doanh, dịch vụ

Trong mấy món thịt khô này, lạp xưởng là món khoái khẩu nhất nên trở thành món ăn ngày Tết của người Việt không biết từ lúc nào. Vào ngày tết, những gia đình người Hoa gốc Triều Châu đều có bánh “thò kuế” - loại bánh bột nếp hình trái đào nhuộm màu hồng, nhân đậu xanh, hơi mặn) và bánh “tò kuế” (bánh khối) cũng tương tự. Một loại bánh thay thế lương thực khác của người Triều Châu là bánh thái cực hay bánh củ cải làm bằng bột nếp, nhân tôm thịt và các loại đậu nấm được hấp chín. Loại bánh này hình viên tròn nên gọi là thái cực. Đặc biệt, lớp vỏ bánh là có trộn với nước củ cải trắng hoặc lá hẹ băm nhỏ, nên có hương vị đặc biệt.

Một loại bánh khác gốc từ phía Bắc Trung Quốc đưa vào Việt Nam là há cảo (hà giảo) hay bánh gối xếp - loại bánh vỏ bằng bột mì cán mỏng, nhân tôm thịt, hình cái gối. Có loại bánh hấp, chiên hoặc nấu với nước lèo. Loại bánh này ngụ ý chúc mừng vui vẻ. Có người gọi há cảo là “jiao zi” (giảo tử - bánh xếp miếng) trùng âm với “jiao zii” (giao tử) là dành riêng cho giờ giao thừa.

(Theo TRƯƠNG NGỌC - Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Top 5 địa điểm du lịch hè này? Singapore vào top điểm đến không thể bỏ qua ở Đông Nam Á

Địa điểm du lịch hè. Địa điểm du lịch Singapore. Du lịch Thái Lan. Du lịch Philippines. Du lịch Indo ...

  01/06/2023 11:00

Gợi ý du lịch Phú Quốc khám phá Grand World, VinWonders và Safari trọn vẹn nhất

Du lịch Phú Quốc nên đi đâu? Phú Quốc được biết đến là thiên đường du lịch ở miền Nam, có nhiều bãi ...

  03/02/2023 11:55

Tháng Giêng đi du lịch ở đâu? Gợi ý 5+ địa điểm du lịch An Giang không thể bỏ lỡ

An Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng với quang cảnh núi non hùng vĩ, đồng mạ non bạt ngàn, những ...

  05/01/2023 17:00

Ngày xuân du lịch Brunei lấy vía sự giàu sang

Tuy có diện tích khiêm tốn nhưng Brunei là nơi đáng để đến bởi vô vàn cảnh đẹp, từ những hồ nước, nh ...

  28/12/2022 14:23

Ngỡ ngàng vẻ đẹp kỳ diệu của mùa xuân Kazakhstan

Kazakhstan vốn được mệnh danh là “trái tim Âu - Á” làm mê mẩn hàng triệu du khách trên khắp thế giới ...

  28/12/2022 10:35

Ngắm cảnh đẹp Hàn Quốc mùa xuân - Những địa điểm không nên bỏ qua

Hàn Quốc là một vùng đất lãng mạn, thú vị trong từng cung đường khám phá. Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lạ ...

  26/12/2022 16:50
pin