Nem chua Yên Mạc

Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với cố đô Hoa Lư với các danh thắng như Tam Cốc, Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương... Không những vậy, Ninh Bình còn có những món ngon như tái dê Hoa Lư, rượu Kim Sơn, bún mọc Quang Thiện, cơm cháy Ninh Bình, đặc biệt là món nem Yên Mạc.

  10/09/2007 10:32
Xã Yên Mạc thuộc huyện Yên Mô, Ninh Bình, nổi tiếng với đặc sản nem chua cổ truyền.
Ca dao có câu:
“Yên Mạc đặc sản nem chua,
Tiệc tùng đình đám thường mua về dùng”
Tương truyền: Vào thời nhà Nguyễn, ở làng Yên Mô Thượng (xã Yên Mạc), có cụ Phạm Thận Duật, giữ chức Thượng thư trong triều đình Huế. Con gái cụ là bà Phạm Thị Thư, theo cha vào kinh thành Huế. Biết cha thích uống rượu với món nem chua Huế, do đó bà đã học hỏi các đầu bếp nổi tiếng của cung đình để làm món nem chua cho cha nhắm rượu. Có khách đến nhà chơi nhà, cụ Phạm đều thết đãi món nem chua do chính tay con gái làm. Ai cũng cho là ngon, hơn cả nem chua trong mâm tiệc của triều đình ban cho. Khách ra về thường mua và được cụ Phạm biếu làm quà.
Về sau, bà Thư về quê, truyền nghề làm nem chua cho ông Phạm Xủy (chắt của cụ Phạm Thận Duật) ở Yên Mạc. Ông Xủy mở quán nem chua ở phố cầu Bút (xã Yên Mạc), tiếng đồn nem chua ngon lan khắp tỉnh và những vùng xung quanh như Nga Sơn (Thanh Hóa), Nghĩa Hưng (Nam Định). Các quan phủ, quan tỉnh Ninh Bình có tiệc tùng, đình đám cũng đều sai người về Yên Mạc mua nem chua. Du khách đi qua cầu Bút đều mua nem chua về làm quà. Đến nay, nem chua Yên Mạc vẫn nức tiếng trong vùng, trở thành một đặc sản địa phương.
Kỹ thuật làm nem chua rất cầu kỳ. Nhất thiết phải dùng thịt nạc mông của heo mới ngon. Ngon nhất là làm nem khi thịt heo vừa mổ, còn tươi nóng. Người ta dùng dao cắt thịt thành những miếng nhỏ dài khoảng 2 – 3cm. Thịt được dần kỹ và trộn vào với thính (gạo rang vàng giã nhuyễn). Sau đó, gói thịt vào lớp vải sạch, ép chặt cho bớt nước trong thịt. Như vậy, nem mới để được lâu. Da heo được luộc vừa phải, sau đó thái chỉ. Trộn tất cả thịt heo đã ép và bì vào thính, cộng thêm một ít muối, bột ngọt vào cho vừa ăn. Sau đó dùng lá ổi gói lại thành cuộn nhỏ, dùng lá chuối bao quanh bên ngoài. Tiếp theo lại dùng lạt buột chặt tay để nem được để lâu hơn. Nem chỉ cần để từ khoảng 3-4 ngày là ăn được. Khi ăn, người ta thường gói kèm với các loại lá sung, mơ, đinh lăng… Tùy theo sở thích, người ăn có thể chấm thêm với nước mắm chanh ớt pha tỏi, càng tạo thêm vị thơm ngon của món nem nổi tiếng mang tên Yên Mạc – quê hương của vùng đất cố đô xưa.
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Top 5 cánh đồng điện gió độc đáo ở Tây Nguyên: Điểm đến mới lạ cho những tín đồ du lịch Gia Lai

Khám phá những cánh đồng điện gió ở Tây Nguyên như Gia Lai, Kông Chro, Đak Đoa. Đến ngay để tận hưởn ...

  01/04/2025 13:42

Khám phá top 10 địa điểm du lịch Vũng Tàu dịp Lễ đẹp nhất cho bạn thỏa sức check-in

Khám phá các địa điểm du lịch Vũng Tàu dịp lễ nổi bật như Bãi Sau, Miếu Hòn Bà, Tượng Chúa Kito... L ...

  01/04/2025 11:08

Du lịch Chiang Mai dịp lễ 30/4: Những điểm đến không thể bỏ qua, món ăn độc đáo và lễ hội đặc sắc

Khám phá du lịch Chiang Mai dịp lễ 30/4 với những điểm đến nổi tiếng, món ăn đặc trưng và lễ hội Son ...

  01/04/2025 09:21

Sắc màu văn hóa trong lễ hội mùa xuân Takayama ở Nhật Bản

Giữa không gian cổ kính của Takayama, lễ hội mùa xuân Takayama ở Nhật Bản là một trong những sự kiện ...

  31/03/2025 17:14

Top 10 địa điểm ngắm hoa oải hương ở Nhật Bản: Bản hòa tấu sắc màu lay động trái tim

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với hoa anh đào vào mùa xuân mà còn quyến rũ du khách bởi những cánh đồ ...

  31/03/2025 17:03
pin