Có một Huế yên bình và tĩnh lặng
Cầu Tràng Tiền trầm mặc soi bóng xuống dòng sông Hương xanh biếc là một hình ảnh thân quen của Cố đô Huế mà du khách sẽ chẳng bao giờ quên được.
Đến thành phố Huế, cầu Tràng Tiền với cảnh đẹp nên thơ là nơi mà bạn không thể không ghé thăm. Được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 19, dưới thời vua Thành Thái (1897), cây cầu không chỉ là chứng nhân lịch sử qua hai cuộc chiến tranh mà nó còn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca, nhạc họa...
Từ cầu Tràng Tiền, sông Hương, du khách có thể lên thuyền du ngooạn hai bờ tả ngạn của dòng sông này để ngắm nhìn dòng sông thanh bình, tĩnh lặng. Người ta thường ví cuộc sống của người dân kinh thành Huế như dòng sông Hương, cứ từ từ, chậm rãi, không vội vã, ồn ào mà trầm mặc, sâu lắng.
Từ bến đò sông Hương, du khách có thể lên thuyền đi vào thăm quan khu di tích kinh thành Huế. Bên trước hoàng thành là cột cờ Phu Văn Lâu hay còn gọi là Kỳ Đài được xây dựng dưới thời vua Gia Long (1807). Kỳ Đài có kiến trúc ba tầng hình chóp cụt chồng lên nhau có chiều cao tổng cộng là 17,5 m, ngoài ra còn có cột cờ bằng gỗ (sau này thay bằng bê tông) với chiều cao lên đến 37 m. Chức năng của Kỳ Đài là nơi để thông báo tuần du, lễ, tiết, chầu... bằng các hiệu lệnh cờ. Ngoài ra, trên cột cờ còn có một đài quan sát bờ biển gọi là Vọng Đẩu.
Rời Kỳ Đài, Đại Nội là nơi dừng chân tiếp theo của du khách khi đến Huế. Nằm ở bờ Bắc dòng sông Hương thơ mộng, Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500 ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội. Đây là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia. Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993.
Rời Hoàng thành Huế ngược theo thượng nguồn tả ngạn sông Hương du khách sẽ đến thăm chùa Thiên Mụ (còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ). Đây là ngôi cổ tự lâu đời nhất ở Huế khi nó được xây dựng từ thế kỷ 17 (năm 160) dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Ngày nay, chùa Thiên Mụ không đơn thuần là chốn tâm linh mà còn là nơi vãn cảnh, từng được các triều vua xếp vào những cảnh đẹp xứ Huế. Đứng bên kia sông Hương nhìn sang, tháp Phước Duyên soi bóng xuống dòng nước lững lờ, trông rất thi vị. Khách đến thành phố Huế thường đi thuyền rồng ngược dòng sông Hương để đến viếng chùa, vãn cảnh.
Xuôi theo dòng sông Hương về phía Nam du khách sẽ đến thăm khu chợ Đông Ba. Đây là một ngôi chơ lâu đời rất nổi tiếng ở thành phố Huế. Đến đây, du khách có thể khám phá những gì là tinh túy nhất của cố đô Huế như: Nón lá Phủ Cam, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Sông Hương, dâu Truồi, chè Tuần, quýt Hương Cần… cùng những món ăn Huế truyền thống: Cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái…
Tọa lạc trên núi Châu Chữ, lăng vua Khải Định nằm cách thành phố Huế khoảng 10 km về hướng Tây Nam. Lăng là sự pha trộn giữa kiến trúc của phương Tây và phương Đông, được xây dựng từ năm 1920 và mất đến 11 năm mới hoàn thành. Đây là một công trình kiến trúc rất cầu kỳ được tính toán kỹ lưỡng về vị trí các ngọn đồi, khe suối… vừa tạo nên khung cảnh thiên nhiên hung vĩ vừa tưởng ứng với các yếu tố phong thủy, địa lý.
Nằm trên địa bàn làng Hương Thủy, huyện Thủy Thanh cách thành phố Huế khoảng 8 km về hướng Đông Nam, cầu ngói Thanh Toàn là một điểm tham quan thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước khi đến Huế. Cầu được xây dựng bằng gỗ với lối kiến trúc độc đáo theo lối 'thượng gia hạ kiều' (trên nhà, dưới cầu) với mái gói lưu ly đã nhuốm màu thời gian. Cầu thường là địa điểm để người dân ngồi hóng gió, sinh hoạt các chuyện trong làng, xã...
Đến đây vào dịp tết hay lễ hội, du khách còn được tìm hiểu về văn hóa của người dân và tham gia vào trò chơi bài chòi rất độc đáo ở đây.
Không chỉ có các đền đài, lăng tẩm. Hình ảnh miền quê thanh bình của Cố đô Huế đẹp như tranh vẽ sẽ mang lại cảm giác thư thái, yên bình cho du khách khi đến Huế.
Ngoài ra, cố đô Huế còn khá nhiều điểm tham quan khiến du khách phải lưu luyến như bãi biển Lăng Cô. Nằm ở phía nam dưới chân đèo Hải Vân, biển Lăng Cô thu hút du khách với màu xanh ngọc của nước, bờ cát trắng mịn trải dài trên hàng chục cây số, cảnh quan tuyệt đẹp, yên tĩnh hoang sơ… như một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ.
Nếu có thời gian, bạn nên tiếp tục ghé thăm phá Tam Giang để thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng ở đây. Với nhiều du khách, phá Tam Giang là nơi tuyệt vời để có thể ngắm nhìn ánh bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp nhất mà không thể bỏ qua khi đến Huế.
Rời phá Tam Giang, bạn sẽ đến thăm đầm Chuồn, một phần trong hệ thống đầm phá Tam Giang. Ở đây, bạn sẽ bắt gặp cuộc sống tấp nập của ngư dân khi trở về sau một đêm cần mẫn làm việc, trao đổi, mua bán tôm cá ngay trên con thuyền giữa phá, đặc biệt là chiêm ngưỡng bình minh dần ló dạng trên đầm.
Ngoài phong cảnh đẹp, Huế còn nổi tiếng với ẩm thực phong phú mang nét đặc trưng riêng. Đến đây, du khách có thể thưởng thức đủ các món ăn ngon như bánh bèo, bánh ram ít, bánh nậm, cơm hến, bún bò... với vị cay xé lưỡi đúng chất Huế.
(Nguồn: wiki-travel.com)
Ngắm cung đường mùa hạ trên rẻo cao Tây Bắc
6 bãi biển đẹp nhất Phú Quốc
'Chill phết' 5 thiên đường biển đảo Nam Trung Bộ
Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn
Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...
'Để quên con tim' ở Quy Nhơn
Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...
Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển
Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...
Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt
Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...
6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè
Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...
Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc
Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...