LỄ HỘI TRÊN ĐẤT QUẢNG

Quảng Nam là mảnh đất của những lễ hội dân gian. Lễ hội là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính đến tổ tiên, ông bà, những người có công với làng nước. Đây cũng là dịp để du khách từ mọi nơi đến để đắm mình trong không gian văn hoá của lễ hội, nơi đó vừa chứa đựng sự linh thiêng, thành kính vừa là dịp để con người sống chan hoà hơn trong không khí cộng đồng.
trại và thi các trò chơi dân gian.

  14/03/2007 11:52

Lễ hội Bà Thu Bồn
Hằng năm cứ đến ngày 12 tháng 2 âm lịch, lễ hội Bà Thu Bồn lại được tổ chức tại Dinh Bà Thu Bồn, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên để tưởng niệm Bà (còn gọi là Bô Bô phu nhân)
Lễ hội ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, rước cộ, hát bội. Cộ là một chiếc bàn lớn hay có thể là một xe kéo được trang trí lộng lẫy, trên đó đặt rất nhiều lễ vật như bánh kẹo, hoa quả, gạo thịt… Người rước cộ mặc trang phục truyền thống của làng.
Lễ hội Long Chu
Lễ hội Long Chu là lễ hội của các làng biển quanh thị xã Hội An. Đây là lễ hội của các cư dân vùng biển Hội An để tống ôn và dịch bệnh vào lúc chuyển mùa.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm ở đình làng hoặc nhà chính quyền thôn, ấp. Trong lễ hội có tục rước “Long Chu” (thuyền rồng) bằng cót tre, voi, giấy vải, từ đình đến bến nước rồi đẩy bè và thuyền trôi ra sông, biển…
Lễ hội Cầu Bông
Lễ hội Cầu Bông được tổ chức vào một ngày đẹp trời, thuận tiện của mùa xuân hàng năm tại sông Hội An thuộc đoạn gần Cửa Đại. Lễ hội Cầu Bông có ý nghĩa như một nghi lễ mở đầu cho một năm mới. Trong lễ hội luôn luôn có tiết mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để cầu cho dân được mùa, nhà nhà bình an và thịnh vượng.
Lễ vía Bà Thiên Hậu
Lễ vía Bà Thiên Hậu là một tập tục của người Hoa, được tổ chức tại Hội quán Phước Kiến và Ngũ Bang vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm để cúng Bà, một nữ thần chuyên cứu giúp cho những tàu thuyền khi lâm nạn trên biển.
Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó là phần hội có múa lân, xin xăm.
Lễ Nguyên Tiêu
Lễ này được tổ chức tại các hội quán Phước Kiến, Triều Châu, Quảng Triệu và chùa Ông vào ngày 16 tháng giêng âm lịch. Đây là lễ cúng đầu năm của cộng đồng người Hoa và cư dân Hội An. Ngoài phần nghi lễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức múa lân và nhiều trò vui truyền thống.
Lễ nghênh Ông (Cá Voi)
Thường được tổ chức tại lăng Ông vào ngày lỵ (ngày mất) của Ông.
Lễ tế cá Ông có nguồn gốc tín ngưỡng của cư dân vùng duyên hải. Sau lễ tế có tổ chức hát bả trạo, hát bộ và hát hò khoan.
Lễ cúng tổ Minh Hải
Tổ chức tại chùa Chúc Thánh, thị xã Hội An vào ngày 7 tháng 11 âm lịch hàng năm. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm các nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần lễ là các hoạt động vui chơi, giải trí như văn nghệ, cắm

Bản tin số 07/2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn

Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...

  06/07/2020 17:44

'Để quên con tim' ở Quy Nhơn

Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...

  02/07/2020 15:35

Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển

Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...

  01/07/2020 16:53

Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt

Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...

  16/06/2020 17:11

6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè

Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...

  12/06/2020 16:30

Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc

Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...

  09/06/2020 16:55
pin