Thành cổ Tuyên Quang - Thành Nhà Mạc
Việc xây dựng thành đến nay còn để lại nhiều truyền thuyết ly kỳ. Tương truyền thành chỉ xây trong một đêm đã hoàn tất. Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m; cao 3,5 m; dày 0,8 m; diện tích 75.625m2. Ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Trong tường có một con đường nhỏ xung quanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Bao bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước theo kiểu phòng thủ “thành cao, hào sâu” thời trung cổ. Gạch xây thành là loại có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch chỉ hiện nay, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn - đó là đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu đời Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ. Trong thành chếch hướng bắc là núi Thổ (Thổ Sơn - núi đất) cao 50 m, dốc đứng, phải qua 193 bậc đá mới lên tới đỉnh. Thổ Sơn cũng chỉ đắp trong một đêm, toàn bộ Thổ Sơn nằm gọn trong thành, phạm vi kiểm soát của cao điểm rất rộng. Cửa đông khống chế đường bộ duy nhất thời đó và sông Lô là tuyến đường thuỷ quan trọng khi chưa có phương tiện cơ giới trên bộ.
Theo những tài liệu còn lưu giữ được thì thời nhà Mạc vào triều Lý, Tuyên Quang gọi là Tam Kỳ (hay Tam Cờ), là một điểm thương nghiệp rất phát triển, có lái buôn nhiều nơi lui tới. Từ đời Lê trở về sau, các triều đại đều đóng quân ở thành cổ Tuyên Quang.
Thành cổ Tuyên Quang cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang, từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan đánh thực dân Pháp năm 1884, đến khí thế vũ bão sục sôi những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, buộc phát - xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn thị xã Tuyên Quang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ Tuyên Quang còn hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.
Ngày 20/3/1961, lần đầu tiên kể từ khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ Thủ đô Kháng chiến (Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang) về Hà Nội, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự được đón Bác Hồ về thăm lại quê hương cách mạng Tuyên Quang. Người đã có buổi nói chuyện với toàn thể nhân dân ở sân vận động phía bắc Thổ Sơn ngay trong thành cổ.
Thành cổ Tuyên Quang còn khá nguyên dạng cho đến cuối thế kỷ 20 và được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Trong quá trình xây dựng, phát triển của thị xã Tuyên Quang, một số trục đường của thị xã chạy qua vị trí thành cổ nên hiện nay thành cổ Tuyên Quang bị chia cắt. Hiện còn lại hai cổng thành phía bắc và phía tây. Đoạn tường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và Cổng Lấp, dài chưa đến 100m
Ngắm cung đường mùa hạ trên rẻo cao Tây Bắc
6 bãi biển đẹp nhất Phú Quốc
'Chill phết' 5 thiên đường biển đảo Nam Trung Bộ
Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn
Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...
'Để quên con tim' ở Quy Nhơn
Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...
Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển
Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...
Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt
Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...
6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè
Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...
Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc
Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...