Tháp Bà PONAGAR
Cách trung tâm thành phố khoảng 4 km về phía Bắc, Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc Chăm tiêu biểu trên vùng đất Nha Trang. Tháp được xây dựng vào khoảng năm 817 và liên tục được bổ sung và tu bổ cho đến thế kỷ XII, nhằm tưởng nhớ công ơn Bà Mẹ xứ sở có tên gọi Pônưgar (hay Ponagar).
Từ cầu Hà Ra, du khách có thể thấy thấp thoáng ở xóm Bóng dáng tháp uy nghiêm và trầm lắng. Tên gọi xóm Bóng có lẽ bắt nguồn từ những lễ hội cúng bà trên xóm cù lao này. Vào dịp cúng Bà, những bà bóng, cô bóng tập trung về đây để dâng lên bà những điệu múa uyển chuyển đến lạ kỳ, và lâu dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của cư dân nơi đây, như câu thơ:
“Ai về xóm Bóng thăm nhà
Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn chăng?...”
Cụm di tích Tháp Bà bao gồm 4 ngôi tháp, hai miếu thờ và một nhà nghỉ, trong đó có 2 tháp, một tháp cao khoảng 18m thờ thần Civa và một tháp chính cao khoảng 22,48m, thờ nữ thần Ponagar. Tất cả các tháp đều được xây bằng gạch đất nung với kỹ thuật khá tinh tế và hoàn thiện. Tháp lớn nhất gồm có 4 tầng, ở mỗi tầng đều có những cửa giả được trang trí khá công phu.
Tượng Bà được chế tác từ đá hoa cương, có chiều cao khoảng 2,6m, với 10 cánh tay mềm mại, đang trong tư thế múa được đặt trên một tòa sen và tựa lưng vào một tấm lá đề. Đây là một trong những kiệt tác tiêu biểu trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa. Ở mỗi đường nét, co – duỗi, chuyển động đều được khắc họa một cách rất sống động, với bầu ngực căng tròn nhựa sống như mang hơi thở thời gian từ quá khứ về với hiện tại để mỗi khi nhìn ngắm du khách không khỏi ngạc nhiên và thán phục.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tín ngưỡng thờ Thiên Y An Na thánh mẫu (Ponagar) thể hiện tính đa dạng trong sự dung hợp văn hóa Chăm – Việt và Chăm - Ấn. Nếu tín ngưỡng thờ Thiên Ya Na ở điện Hòn Chén (Huế) là sự kết hợp với Đạo Mẫu Tam Phủ của người Việt, thì Thiên Ya Na (hay Ponagar) ở Tháp Bà - Nha Trang là sự kết hợp giữa Thiên Ya Na và tín ngưỡng Bà La Môn giáo (người An). Thiên Y A Na trở thành nữ thần - vợ của thần Civa, biểu trưng cho sắc đẹp và ca vũ. Hiện nay, trong các ngôi tháp du khách còn tìm bắt gặp các tượng thể hiện phúc thần Ganesa, thần chiến tranh Karhykey… mang đậm tín ngưỡng Bà La Môn.
Hàng năm, cứ đến ngày 20 – 23/3 (âm lịch) xóm Bóng - Khánh Hòa lại rộn ràng âm sắc lễ hội vía Bà. Khuất sau những cuộc vui rộn rã là thế giới của sự linh thiêng, niềm tin và sự biết ơn của những lớp người sau đến các bậc tiền nhân, thể hiện tinh thần đạo lý cao cả chung của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Bản tin số 11/2006
Ngắm cung đường mùa hạ trên rẻo cao Tây Bắc
6 bãi biển đẹp nhất Phú Quốc
'Chill phết' 5 thiên đường biển đảo Nam Trung Bộ
Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn
Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...
'Để quên con tim' ở Quy Nhơn
Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...
Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển
Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...
Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt
Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...
6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè
Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...
Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc
Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...