Nhã nhạc sẽ vào danh sách đại diện văn hóa phi vật thể của UNESCO: Xây dựng trung tâm lưu trữ riêng về Nhã nhạc

Cho đến thời điểm hiện tại, Dự án Nhã nhạc giai đoạn 2005-2008 của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ) đã được đánh giá đã trở thành một dự án chuẩn về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Kiến trúc sư Phùng Phu, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế cho biết.

  10/09/2008 08:55

- Thưa ông, dự án được đánh giá là có một số kết quả vượt trội so với yêu cầu của UNESCO đề ra. Ông có thể nói rõ hơn về nguyên nhân thành công?

Chúng tôi đã sớm hình thành ban điều hành (BĐH), bao gồm các tiểu ban. Có những tiểu ban rất mới như tiểu ban thông tin, sưu tầm tư liệu, xây dựng hệ thống dữ liệu cho Nhã nhạc. Ở Huế chưa có những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm phỏng vấn, sưu tầm tư liệu nên chúng ta đã phải nỗ lực rất nhiều và đến nay đã hình thành được phòng lưu trữ tư liệu về Nhã nhạc với nhiều loại hình khác nhau, từ các bản ký âm cổ chép tay cho đến tài liệu ghi âm, báo cáo chuyên đề...

Thứ hai là thành công về đào tạo. Chúng ta có những nghệ nhân lớn tuổi, đó là may mắn lớn, nhưng lại chưa có giáo trình Nhã nhạc. Rất may là Huế mới hình thành Học viện Âm nhạc và có khoa Âm nhạc dân tộc - trong đó có Nhã nhạc. Khoa Âm nhạc dân tộc có thể kết hợp với các nghệ nhân, nghệ sĩ trong việc đào tạo sinh viên, vừa kết hợp lý thuyết cơ bản với phương pháp dạy theo kiểu truyền nghề, truyền ngón, truyền khẩu... Theo các chuyên gia UNESCO và Viện Nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, 20 nhạc công trẻ vừa tốt nghiệp từ khóa đào tạo này đã thể hiện kỹ năng Nhã nhạc rất tốt.

Thành công thứ ba là thực hiện xã hội hóa việc đưa Nhã nhạc đến công chúng. Từ chỗ còn phân vân, bàn cãi thế nào là Nhã nhạc, đến nay, loại hình âm nhạc này đã được định hình rõ hơn trong nhận thức của nhiều tầng lớp khán giả. Và chúng ta cũng may mắn là đã đưa Nhã nhạc tới gần hết các vùng miền, đặc biệt là đến với nhiều nước khác...

Song song với việc phục chế thành công các trang phục của nhạc công thì việc chuyển biên các lớp lang bài bản cũng là một thành công đáng nhấn mạnh, bởi đây là khâu cốt yếu để văn hóa phi vật thể, được tiếp tục lưu truyền tới các thế hệ sau...

- Theo ông, cần làm gì để đưa Nhã nhạc tiếp cận với công chúng nhiều hơn?

Thời gian tới, chúng tôi cố gắng đưa phòng lưu trữ tư liệu Nhã nhạc trở thành một trung tâm lưu trữ riêng về loại hình âm nhạc này để từ đó, các nhà nghiên cứu, các cá nhân quan tâm đến Nhã nhạc có địa chỉ để tìm hiểu, trao đổi. Bên cạnh đó, ta cũng cần tiếp tục phục chế nhạc cụ.

Phổ biến Nhã nhạc được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có xây dựng môi trường học tập theo sở thích tại một số điểm di tích; in ấn, xuất bản và phổ biến những công trình về Nhã nhạc; bán quà lưu niệm có hình ảnh về Nhã nhạc...

 

(Theo: TTH)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Ưu đãi giảm giá nhóm đến 200 nghìn cùng Khuyến mại Xuân 2022 Vietravel

Như một lời tri ân đến Quý khách hàng đã gắn bó cùng Vietravel trong suốt thời gian qua cũng như để ...

  26/12/2021 14:00

Thể lệ Cuộc thi thiết kế tour du lịch Đài Loan "Booking Your Next Trip"

Cuộc thi “"Booking Your Next Trip" do Vietravel phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Đài Loan tổ chức với ...

  23/10/2021 15:00

Chính thức ra mắt Bản tin Vietravel - Ấn phẩm Online

Trong bối cảnh hiện nay khi dịch bệnh Covid - 19 hoành hành đã khiến chúng ta không thể thực hiện nh ...

  21/09/2021 09:00

"Nhật Bản tôi yêu" - Cuộc thi viết dành cho cho những người yêu "Xứ sở mặt trời mọc"

Với mục đích duy trì sự quan tâm, yêu thích với du lịch Nhật Bản cũng như khơi dậy nhu cầu đi du lịc ...

  14/07/2021 00:00

Du lịch hấp dẫn với “Tuần lễ Món ngon phố biển Vũng Tàu 2021”

Chính thức diễn ra từ ngày 24/4 đến ngày 2/5/2021, “Tuần lễ Món ngon phố biển Vũng Tàu 2021” (Vung T ...

  20/04/2021 09:00

Vietravel – Vietravel Airlines kết hợp cùng tỉnh Hà Giang xúc tiến quảng bá du lịch

Nhằm khôi phục thị trường du lịch thời kỳ hậu Covid-19, đồng thời chuẩn bị các sản phẩm cho mùa Hè 2 ...

  14/04/2021 10:10
pin