Không gian văn hóa Việt Nam ở lễ hội Smithsonian
Những ngày "Lễ hội đời sống dân gian Smithsonian" ở Thủ đô Oasinhtơn thời tiết hôm nào cũng đẹp, đặc biệt trong hai ngày cuối tuần. Đó là cơ hội để hàng trăm ngàn lượt khách Mỹ và quốc tế được chứng kiến sự giao thoa giữa các nền văn hóa, trong đó có không gian văn hóa dân gian Việt Nam với những nét đặc trưng của "con Rồng cháu Tiên".
Lễ hội Smithsonian lần thứ 41 được tổ chức tại khu Quảng trường quốc gia trong 10 ngày, chứng kiến những nét đặc trưng của văn hoá dân gian 3 khu vực: Bắc Ailen, vùng châu thổ sông Mê Công và thành phố Jamestown vừa tổ chức lễ kỷ niệm 400 năm ngày thành lập.
Ngay trong buổi lễ khai mạc, đoàn Việt Nam đã giành được nhiều sự chú ý, với bài phát biểu đầu tiên trong các đoàn của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin Lê Doãn Hợp và hai tiết mục múa Lân và Cồng chiêng Tây Nguyên "chốt" lại màn khai mạc. Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói: "Cho đến nay, vẫn còn những người chỉ hiểu về đất nước chúng tôi qua những hình ảnh cũ về cuộc chiến tranh, bom đạn, nghèo đói. Nhưng trong những ngày hội tại thủ đô Oasinhtơn này, các bạn có thể thấy Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, là đất nước có những di sản văn hóa đa dạng. Đến với lễ hội lần này, chúng tôi mong muốn thúc đẩy mối giao lưu văn hóa và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước trong tiểu vùng sông MêCông, với công chúng Mỹ, đặc biệt là với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ".
Đoàn 39 nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian Việt Nam đã giới thiệu với bạn bè quốc tế một số vũ điệu của cồng chiêng, nghệ thuật đẽo thuyền độc mộc. Các "nghệ sỹ nhân dân" của Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long... là những nông dân thực thụ nhưng rất yêu ca hát, đã hút hồn không ít khán giả với những tiếng đàn, điệu múa, giọng ca mang đậm nét "đàn ca tài tử", "hát bội", múa Rôbăm (Khơme) hay kể chuyện sử thi.
Bà Nguyễn Thị Xiềm, hay còn gọi là bà Mười Xiềm, một nghệ nhân làm bánh xèo và bánh tét ở huyện Bình Thủy, Cần Thơ đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các bà, các chị Việt kiều - những người ở xa quê nhưng vẫn muốn biết bí quyết làm món bánh truyền thống quê hương. Chị Mah Riem, người Chăm ở Châu Phong, Tân Châu, An Giang thì biểu diễn các công đoạn dệt vải với chiếc khung cửi "con cò". Bác Cà Văn Thu, người dân tộc Thái ở xã Nộng Hoong thuộc thành phố Điện Biên Phủ thì thu hút sự chú ý bằng đôi bàn tay thoăn thoắt vót nan, chẻ lạt để đan lờ, đan đó, làm nơm đánh bắt cá.
Chị Nguyễn Kim Dung, đại diện Cục Di sản Văn hóa, người "thường trực" tại các gian biểu diễn, ước tính trong hai ngày cuối tuần mỗi ngày có tới trên 300.000 du khách tới thăm triển lãm. Đoàn Việt Nam ai nấy đều rất vất vả nhưng ai cũng vui, cũng cố gắng giới thiệu với bạn bè quốc tế những nét đặc trưng trong kho tàng truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam.
Tập đoàn Vietravel tiếp tục ký kết hợp tác chiến lược với Tổng cục Du lịch Singapore năm 2025
Vào sáng ngày 21/11/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Tổng cục Du lịch Singapore (STB) đã tiếp tục ...
Hợp tác để phát triển - Lễ ký kết hợp tác Vietravel Nghệ An và Dalattourist
Ngày 20/11/2024 Tại Tp. Vinh, Nghệ An, Vietravel chi nhánh Nghệ An đánh dấu tên tuổi trên bản đồ du ...
Vietravel Airlines gặp gỡ và làm việc với đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan
Ngày 14/11 vừa qua, tại Bangkok Thái Lan, Tổng Giám Đốc Vietravel Airlines - ông Đào Đức Vũ đã có bu ...
Dấu ấn thành công của đoàn 2.512 khách thuộc Tập đoàn New World Fashion do Vietravel Hải Phòng tổ chức
Trong tháng 10 - 11/2024, Vietravel Hải Phòng tự hào đồng hành cùng Tập đoàn New World Fashion trong ...
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tối 14/11, tập đoàn Vietravel đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với ...