Du xuân lễ hội Gầu Tào
Có một năm, chán chường với không khí Tết của đô thị, tôi… bỏ phố về rừng: về Hà Giang. Tại đây, tôi được trải nghiệm lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Hà Giang. Đây là một trong những ngày Tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.
Lịch sử dân tộc và điều kiện sống đã sản sinh ra nền văn hoá truyền thống Mông mang đậm dấu ấn miền núi cao vừa khắc nghiệt vừa trữ tình. Trong đó, Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất của người Mông, nó gắn liền với niềm tin về sự ấm no, hạnh phúc.
Theo truyền thuyết dân gian, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái, mà muốn sinh được người con như ý muốn, thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thầy đồi, thần núi “xanh hấu tào, xanh hấu pề” phù hộ gia đình sinh được con trai. Sau một thời gian về nhà mà người vợ mang thai, sinh được người con như ý muốn thì gia đình sẽ tổ chức Lễ hội Gầu Tào như đã hứa với các vị thần. Họ mời anh em, họ hàng, bà con người Mông đến chia vui và tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ.
Ngày nay, Gầu Tào được tổ chức vào mùa xuân hay những dịp nông nhàn do gia đình hay một làng chủ trì và được tổ chức trên bãi đất rộng quanh làng, hay một nương ngô đã thu hoạch xong. Trước ngày hội trưởng bản thông báo cho các hộ gia đình trong bản biết và thông báo cho nhiều người khác cùng sống trong khu vực đến tham gia ngày hội. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức vào 9 ngày. Lễ hội Gầu Tào gồm 2 phần: lễ và hội.
Phần lễ long trọng
Người Mông ở Hà Giang dựng ba cây nêu tượng trưng cho ba chiếc cột chống trời. Ngọn của cây nêu bao giờ cũng phải quay về hướng Đông với quan niệm hướng của sự sinh sôi, nảy nở. Trên thân cây nêu, người Mông thường treo một miếng vải chàm màu đen hoặc đỏ, một chút rượu, một túm ngô hoặc thóc, một sâu tiền bạc. Dưới gốc cây nêu họ đặt một chum rượu to để mời anh em về dự lễ hội.
Khi gia chủ hoặc thầy mo, trưởng bản làm những thủ tục lễ bái, tất cả bà con trong bản đều đến tập trung đông đủ. Sau khi làm lễ tạ ơn trời đất, thần linh xong, người dân trong bản mới tổ chức ăn uống, chúc tụng nhau. Những người Mông tôi gặp trong lễ bảo rằng, thông thường năm đầu là phải một con lợn, đến năm thứ hai phải mổ ba con, đến năm cuối cùng phải mổ 5 con hoặc mổ một con bò.
Phần hội náo nhiệt
Hội thi hấp dẫn nhất và cũng là nơi để các chàng trai Mông trổ tài múa khèn. Trong phần thi này, những người tham gia phải thực sự tài năng, vì phải vừa thổi khèn, vừa làm các động tác như: lộn, quay tròn, đá chân trồng chuối, nhảy lên cọc và đặc biệt là động tác múa khèn chống đầu lên đòn gánh bắc ngang chảo thắng cố đang sôi sùng sục.
Lễ hội thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày rồi kết thúc. Mọi người lại trở về với cuộc sống sống đời thường, nhưng dư âm của lễ hội vẫn còn vang vọng mãi trong tâm tưởng của những người tham gia. Họ chia tay nhau trong sự luyến tiếc, nghẹn ngào gửi vào lời bát hát, vào chén rượu mặn nồng và thầm hẹn gặp lại vào mùa lễ hội năm sau.
Gợi ý 11+ những điểm du xuân ở Hà Nội, miền Bắc Việt Nam
Khác biệt món Tết 3 miền
Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài
Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...
'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý
Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...
Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên
Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...
Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...
Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan
Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...
Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì
Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...