Lễ cúng trăng và Ok - Om - Bok

Lễ cúng trăng (Sompia preas khe) là lễ hội tôn giáo trong năm tại các chùa dân tộc Khmer Bảy Núi, vào đêm rằm tháng mười âm lịch. Gắn liền với Lễ cúng trăng là lễ hội cổ truyền Ok - om - bok.

  14/04/2008 15:03

Theo Trần Văn Bổn, trong sách "Một số lễ tục dân gian người Kh'mer ĐBSCL" thì Lễ cúng trăng được xem là lễ chính trong lễ hội Ok - Om - Bok cổ truyền của người Kh'mer ở Nam Bộ trước khi chờ trăng lên Tà-à-cha và những người phật tử, con sóc chọn nới trống trải ở khuôn viên chùa hoặc tại một địa điểm trong phum sóc. Người ta đào lỗ cắm hai cây tre làm trụ và buộc một cây làm đà ngang dài khoảng ba mét, hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá đẹp đẽ. Trên cổng người ta còn giăng một dây trầu gồm 12 lá trầu được cuốn tròn tượng trưng cho mười hai tháng trong năm và một dây cau gồm bảy trái được chẻ vỏ ra như cánh con ong, tượng trưng cho bảy ngày trong tuần. Còn theo anh Châu Kuôn, nguyện sư phó chùa Sà Lôn - Tri Tôn, hiện nay là Bí thư chi bộ, trưởng ban ấp Sà Lôn, xã Lương Phi thì người ta cắt nhiều lá chuối, mỗi lá chuối trải ra có gắn 12 ngọn đèn cầy, khi cúng đốt lên và sau đó lấy lá chuối ngửa lên mặt trăng để xem hình dạng các hình thù từ đèn cầy rơi xuống lá chuối mà đoán sự tốt lành, hay xấu trong năm tới. Trước khi xem điềm tốt, điềm xấu cho năm mới. Người ta bày lên một bàn có nhiều vật phẩm hoa quả trái dừa tươi, cốm dẹp, chuối khoai, bánh kẹo... và mời các vị sư tụng kinh. Mọi người quây quần xung quanh chắp tay lại vái, chờ trăng lên (người dân tộc gọi là Lạy Trăng). Khi trăng lên sáng vằng vặc, một Tà-à-cha đại diện làm chủ sở hữu lên khấn vái tỏ lòng biết ơn của phật tử, con sóc đối với mặt trăng xin mặt trăng tiếp nhận những lễ vật và tấm lòng của phật tử dâng hiến, cho mưa thuận gió hòa, phum sóc bình yên, mùa màng tươi tốt, giúp cho phum sóc được ấm no hạnh phúc vào năm sau.

Mặt trăng người Khmer coi như một vị thần. Cao siêu hơn, theo hòa thượng Chau Ty, Sư cả chùa Xoài So - Tri Tôn thì lễ cúng trăng nhằm tưởng nhớ đến vị Chánh Đẳng Chánh Giác kiếp trước ngài đã hóa thân thành con thỏ. Vào ngày rằm tháng mười âm lịch, con thỏ "Bồ Tát" đã làm lên việc hiến thân cho nhân loại nên Phật tổ sai thần Indra đem hòn đá ngọc vẽ hình con thỏ lên mặt trăng. Từ đó mặt trăng có mang hình dáng tựa như con thỏ. Riêng Ok - Om - Bok được gắn liền sau lễ cúng trăng, để tỏ lòng cho sự thành công sau một năm lao động sản xuất có hiệu quả. Người ta lấy một ít nếp mới (nếp thu hoặch đầu mùa) rang chín, bỏ vỏ rồi giã thành cốm dẹp, chuối chín, dừa, khoai củ, bông hoa... bày lên bàn để chờ trăng lên sẽ bắt đầu cúng. Mục đích là để tưởng nhớ công ơn Tam bảo, ông bà, tổ tiên, cầu an, hạnh phúc. Sau khi cúng xong, trẻ con, người lớn quây quần với nghi thức Ok - Om - Bok. Những đứa trẻ tham dự được người lớn chỉ dẫn, ngửa đầu lên, há miệng ra cho các "À" (cha, người cao tuổi) đút cốm dẹp vào miệng trẻ như chim mẹ cho con ăn, tỏ lòng biết ơn có được một mùa thu hoạch đã thành công. Như thế có nhiều nơi tạo ra sinh khí sinh hoạt rộn ràng, vui vẻ và phấn khởi.


Đua ghe ngo

Tóm lại, Lễ cúng trăng Ok - Om - Bok gắn liền thành một lễ tuc tôn giáo, dân gian truyền thống từ bao đời nay ở các chùa, phum sóc dân tộc Kh'mer Nam Bộ. Riêng vùng Tri Tôn - Bảy Núi, lễ này được chính quyền, sư sãi trong chùa đứng ra tổ chức thành một lễ hội truyền thống. Thu hút hàng trăm lượt người đến tham dự, xem, học hỏi và cùng vui với lễ tục nhằm tỏ lòng trân trọng các phật tử, con sóc trong địa phương đã sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Đặc biệt là nếp mới - đặc sản của đồng bào dân tộc Kh'mer. Theo đó là cùng với việc tổ chức nghi thức lễ thức tôn giáo, nhằm tưởng nhớ đến vị Chánh Đẳng Chánh Giác kiếp trước đã hóa thành con thỏ "Bồ Tát", giáo dục cho phật tử sống vì đạo pháp, vì nhân sinh nhân loại. Đây là một đặc trưng của tôn giáo phật giáo Nam Tông ở bảy núi nói riêng.

Cũng nên nói thêm một vài chi tiết về truyền thuyết của Lễ cúng trăng Ok - Om - Bok ở Nam Bộ. Có địa phương như Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang...còn tổ chức các lễ hội phụ như đua ghe ngo, thả thuyền gió, đèn nước...Riêng truyền thuyết mà ông Trần Văn Bổn trong một số lễ tục dân gian...thì Lễ cúng trăng cũng nhằm tưởng nhớ sự hy sinh cao đẹp của con thỏ "Bồ tát" tên là Sôm - Banh - Đêt, là tiền kiếp của đức Phật, và được ghi trong điển tích Phật giáo. Sau khi cúng trăng xong, ông chủ lễ tập chung trẻ con lại ngồi xếp chân, chắp tay ngó về phía mặt trăng lấy cốm dẹp cùng với các vật cúng khác, mỗi thứ một tí, đút vào miệng chúng, còn tay kia đấm vào lưng và hỏi các cháu muốn gì. Bọn trẻ thường được giận trước là khi được hỏi như vậy phải nói là muốn vàng bạc, châu báu, muốn được làm quan...Lúc đó, ông già khuyên bảo: "Muốn giàu sang thì ráng lao động, muốn làm quan thì ráng học hành". Xong thủ tục này mọi người cung nhau dùng các thức cúng và múa hát, sinh hoạt cả đêm rằm trăng sáng.

(Nguồn: Báo Văn hóa Các Dân tộc số 10/2007)

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin