Lễ cưới của người Chăm – An Giang

Đối với người Việt và cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam, lễ cưới là một trong ba sự kiện trọng đại nhất của đời người. Trong đó, lễ cưới của người Chăm là một trong những buổi lễ có nhiều nét văn hóa đặc sắc riêng.

  09/03/2007 17:07

Người Chăm ở An Giang là một bộ phận hữu cơ của dân tộc Chăm. Họ sống cộng cư trên vùng đất An Giang cùng các dân tộc khác như Việt, Khmer, Hoa trong sự đoàn kết và gắn bó. Trong cái chung ấy, văn hóa Chăm vẫn mang những nét đặc thù riêng, lễ cưới người Chăm An Giang là một trong những nét điển hình đó. Nghi thức cưới của người Chăm An Giang bao gồm hai phần lễ chính: Lễ Pakioh – Po Nuối và Lễ cưới.
Lễ Pakioh - Po Nuối (Lễ dứt lời) 
Sau khi đôi nam nữ tìm hiểu về nhau và quyết định tiến đến hôn nhân, đồng thời được sự chấp thuận của cha mẹ hai bên, nhà trai sẽ cử người làm mai mối (gọi là maha) sang nhà gái để thông báo ngày giờ nhà trai sang viếng thăm và trao đổi về việc hôn nhân. Sau thủ tục trên, đúng ngày giờ đã định nhà trai sẽ đến, mọi nghi thức trong ngày này sẽ do vị sư cả chủ trì, tiếp sau đó là dùng một bữa tiệc nhỏ trong gia đình để mừng cho hai họ. Vài hôm sau, nhà gái sẽ cử người mang sang nhà trai một mâm bánh đáp lễ, ngược lại đàng trai cũng đáp lại bằng việc gửi một phong bì có tiền (mang tính tượng trưng). Đến ngày Roja (tức ngày xả chay), chú rể cùng bạn bè đến thăm nhà cô dâu, nhưng không được thấy mặt cô dâu. Đến tối, cô dâu và các bạn gái cũng sẽ sang nhà chú rể nhưng cũng không được gặp nhau. Tuy nhiên, hai họ đều sắp xếp để hai người có thể thấy được nhau bằng cách…”nhìn lén”.
Trước khi cưới 3 ngày, vị sư cả và người của nhà trai sẽ mang sang nhà gái một chiếc giường. Vị sư cả sẽ cầu nguyện cho đôi nam nữ, những người còn lại sẽ phụ dọn dẹp cho phòng tân hôn – đây là nghi thức Thon – Kghe (tức đi ráp giường), đây cũng là ngày nhà gái bắt đầu may mùng cưới. 
Đám cưới
Lễ cưới diễn ra trong vòng 3 ngày đêm: ngày nướng bánh (Âm - ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng – Pa Gú), ngày lễ lên ghế (lần 1 và 2). Theo phong tục người Chăm, chàng trai phải đi ở rể vì vậy, sẽ diễn ra nghi thức tiễn người thanh niên đi lấy vợ bằng một bài hát Chăm, có đoạn như sau: “Xin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ”. Khi chú rể bước tới chân cầu thang nhà gái, các bà, các cô ở nhà gái sẽ bưng nước rửa chân cho chú rể mới trong lúc mọi người hát vang bài hát có nội dung hân hoan rửa chân, và trải khăn trắng mời chú rể bước vào nhà.
Lễ đính hôn (Ka Pol): Sau khi một người có uy tín đọc xong đoạn kinh Coran, nội dung nhắn nhủ chú rể tôn trọng người bạn đời thì cha cô dâu cầm tay chú rể nói: “Tôi gả đứa con gái tên là…”. Chú rể đáp: “Tôi nhận cưới…”. Khi được đưa vào phòng tân hôn, chú rể sẽ gỡ cây trâm cài trên tóc cô dâu, rồi cùng ngồi trên giường và lắng nghe vị sư Cả cầu nguyện. Bữa cơm đầu tiên của đôi tân hôn bao gồm 1 dĩa cơm, 1 dĩa thức ăn. Xung quanh là 4 phụ nữ đã có gia đình, có đời sống hạnh phúc nói lời chúc mừng đôi trẻ, sau đó đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng bốc cơm ăn chung.
Lễ động phòng hoa chúc (Sen Thoa): 4 phụ nữ nói trên sẽ giăng mùng, trải chiếu. Trong ngày này, có tiến hành một nghi lễ khá quan trọng được gọi là lễ “lượm bạc cắc”, tức là người ta sẽ cho vào chậu nước 10 đồng bạc cắc, đôi tân hôn cùng đưa 1 bàn tay vào nhặt những đồng bạc cắc. Ai nhặt được nhiều hơn sẽ có tiếng nói quyết định trong gia đình.
Lễ cưới người Chăm An Giang diễn ra khá đơn giản, nhưng cũng khá trang trọng và ấm áp, mang tính chất giềng mối trong quan hệ xã hội và gia đình chặt chẽ. Như vai trò của người sư cả, bốn người phụ nữ trong lễ động phòng. Điều đó tạo nên mối liên kết vô hình, điều chỉnh quan hệ gia đình sau hôn nhân luôn yêu thương và gắn bó nhau.
Ngày nay, nghi thức lễ cưới của người Chăm An Giang ít nhiều đã được đơn giản hóa - chỉ còn diễn ra trong 2 ngày, tuy nhiên, vẫn giữ được những nét đặc trưng của lễ cưới truyền thống của dân tộc Chăm.
Bản tin số 09/ 2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin