Tết nhảy của người Dao đỏ

Ở Lào Cai có rất nhiều lễ hội diễn ra quanh năm như: hội "Gầu Tào" của người H'Mông; hội "Lồng Tồng" của người Tày ở Văn Bàn, ở Bắc Hà; hội "Róng Boọc" của người Giáy ở Cam Đường, ở Sa Pa; hội "Khu Già Già" của người Hà Nhì ở Bát Xát... Trong đó, Tết "Nhảy" là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao đỏ.

  09/03/2007 17:03

Tết nhảy của người Dao đỏ được tổ chức vào khoảng ngày 1 – 2 Tết Nguyên đán. Trong những ngày này, lễ tết diễn ra ở nhà ông trưởng họ, do ba họ lớn của tộc người Dao nơi đây (Tả Phìn) là Lý, Bàn, Triệu đứng ra tổ chức. Nghi lễ chính trong lễ tết này là các điệu nhảy do một tốp nam nữ (sài cỏ) trong làng thể hiện dưới sự hướng dẫn của thầy cả (chái peng pi). Có rất nhiều điệu nhảy như: nhảy mở đường, nhảy bắc cầu đưa đón thần linh về dự tết, điệu nhảy mời tổ tiên, bố mẹ bằng một chân, đầu cúi thấp, ngón tay trỏ giơ cao; điệu nhảy mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần được diễn tả bằng điệu múa cò (pè họ) mô phỏng cò bay; điệu múa mời tổ sư thầy cả về dự tết diễn tả kiểu đi của hổ (mùng hú)... Mỗi điệu nhảy múa đều mang tính hình tượng cao, diễn tả cảnh các thiên thần, tổ tiên về hạ giới dự tết với con cháu. Sau nghi lễ nhảy múa là lễ rước và tắm tượng tổ tiên, kế đến là điệu nhảy dâng gà trống đỏ, gà trống vàng... Kết thúc là điệu múa cờ.
Nghi thức rước và tắm tượng
Tiếp theo sau nghi lễ chính, cả dòng họ làm lễ rước và tắm tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên được làm bằng gỗ, cao khoảng 20 –25 cm, đường kính thân 5 cm. Tượng được chạm khắc đẹp với trang phục thời cổ xưa, ở bàn tay phải của các tượng đều cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ. Ngày thường, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Ngày tết được con cháu rước xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm là thứ nước thơm chế từ loại vỏ cây “sum mụ”.
Nhảy dâng gà
Sau lễ tắm gội cho tượng, con cháu lại tổ chức các điệu nhảy dâng gà. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm gà trống đỏ và vàng nhảy theo nhiều động tác dâng gà, có động tác rước gà trên đầu, có động tác “vác” gà qua hai vai, có động tác vừa múa vừa vặt đầu gà…
Kết thúc Tết nhảy của người Dao đỏ là điêụ múa cờ.
Tết nhảy của người Dao đỏ (Lào Cai - Tả Phìn) chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ, đâu đó vẫn còn phảng phất tín ngưỡng thờ gà làm vật tổ (Totem giáo), cầu mong sự bảo hộ và che chở của vật tổ cho sự phát triển và tồn tại của tộc người mình. Ngoài ra, lễ tết này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nghi thức thờ cúng tổ tiên (mời, rước và tắm tượng gỗ - hay lễ mộc dục). Mùa xuân là mùa của sự giao hòa giữa trời và đất, mùa của những lễ hội vui tươi. Nếu yêu thích những lễ hội dân tộc, xin mời bạn hãy đến với xứ sở sương mù để tắm mình trong không khí lễ hội của Lào Cai quê mình.
Bản tin số 07 / 2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin