Truyền kỳ Bà Đá

Bô lão tìm lễ vật đến dâng Dinh Bà, đàn bà lo quần áo, bánh trái, dọn dẹp đường làng, đàn ông tập gà đá, luyện cờ tướng, trẻ con huấn nghé, dạy trâu cho buổi sinh hoạt mục đồng... Cứ đến hẹn tháng Giêng, Dinh Bà (làng Chiêm Sơn, Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) lại nhộn nhịp...

  25/06/2007 11:20
Bảo vật truyền đời 
Chuyện kể rằng: Ngày xưa, trong một khu rừng nhỏ, dân thôn thuộc làng Mậu Hoà phát hiện ra một pho tượng đá. Tất cả dân làng hối hả đến để chuyển pho tượng về thờ, nhưng pho tượng càng lúc càng nặng một cách kỳ lạ, sức trai làng không ai bê nổi. Vào một đêm trăng sáng, tám mục đồng ở làng Chiêm Sơn mang theo dây thừng và những cây tre chắc dẻo đã chuyển được pho tượng nhẹ nhàng như không.
Khiêng một đoạn đường, các dây thừng đột nhiên bị đứt, bô lão làng Chiêm Sơn quyết định đưa “Ngài” về thờ chung với các vị thần Cao Tác của làng. Một lần nữa, pho tượng lại nặng đến không thể nhúc nhích. Mọi người quyết định lập Dinh ngay tại chỗ đó để thờ Bà, vị trí Bà đã chọn cho riêng mình.
Mài mực cho ông đồ trẻ - Ảnh: M.T.
Làng Chiêm Sơn từ đó yên bình, mọi tai ương hạn hán, dịch bệnh đều có Bà che chở. Tương truyền vua Nguyễn có lần kinh lý Quảng Nam đến viếng lăng mộ Hiếu Văn Hoàng Hậu và Hiếu Chiêu Hoàng Hậu phải đi ngang đường lộ trước Dinh Bà. Khi đi ngang qua, ngựa bỗng nhiên lồng lên rồi vùng chạy. Biết sự linh thiêng của ngôi Dinh và uy lực siêu nhiên của Bà Đá, ngày mồng 8 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Duy Tân, Bà được Vua ban sắc phong Thái Dương Phu Nhân.
Tiếp đến ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9, một lần nữa Bà được tôn vinh Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng Thái Dương Phu Nhân tôn thần. “Nay nhân vừa gặp tứ tuần đại khánh tiết của Trẫm lần lượt xuống chiếu ban ơn, kính lễ nâng bậc cho vị thần linh. Ngày được ghi rõ tặng thêm thần hiệu Trai Tịnh Trung Đẳng Thần. Đặc biệt phê chuẩn để phụng thờ Ngài và ghi vào hàng Quốc khánh để kính dâng lễ mục cúng kính Ngài theo nghi điển”.
Trải qua bao thăng trầm, Dinh Bà Chiêm Sơn và truyền thuyết về Bà được dân làng Chiêm Sơn gìn giữ như một bảo vật truyền đời. Tháng Giêng, sau ba ngày Tết, bảy ngày xuân thảnh thơi, dân làng Chiêm Sơn lại cùng nguyện cầu bình an, viếng Dinh Bà Đá.
Hội làng
Thư pháp cầu an - Ảnh: M.T.
Ngày 11 tháng Giêng năm nay, trẻ chăn trâu có một buổi sinh hoạt mục đồng tưng bừng trong chân núi. Những chú nghé con được các cậu bé mục đồng đội cho vương miện bằng hoa mua tím, chuẩn bị cho hội thi nghé vào buổi chiều. 12 con nghé xinh đẹp nhất trong làng được vào hội trên đồng ruộng.
Chú bé mục đồng Lưu Thanh Phụng nghêu ngao đọc thơ: “Thi nghé gầy nghé béo. Toàn hợp tác xã nhà. Nghé xem chừng cũng hiểu. Chạy tung tăng tung ta... Em chăn trâu được mười mấy năm rồi mới được thi nghé vui như lần này..”.
Trên nền đất cũ, cạnh Chùa Vua, Dinh Bà Chiêm Sơn quay về hướng chính Nam. Nhà xây theo kiểu xưa 4 mái đổ bằng giả ngói, trên có gắn bộ tứ linh. Gian giữa là nơi thờ Bà. Bà là một pho tượng bằng đá sa thạch, thế ngồi cuộn trên thân rắn, 7 đầu rắn toả về phía trên, phiá trước và tả hữu có bàn án để thờ, phía ngoài có bàn án lộ thiên. Bên cạnh Dinh Bà, một cây cổ thụ phủ bóng đã bao năm tháng, gió mưa.
Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được công nhận di tích văn hoá phi vật thể cấp tỉnh ngay vào lễ hội truyền thống. Dân trong làng không ai bảo ai, từ bô lão, đàn ông, đàn bà đến những đứa trẻ chăn trâu đều nô nức chuẩn bị hội hát làng. Những con gà đá to khoẻ nhất được tuyển chọn cho cuộc thi chọi gà. Mục đồng sau buổi chăn trâu ngồi mài mực cho các ông đồ viết câu đối chúc Hội, cầu cho mưa thuận gió hoà.
Hội của làng tưng bừng thâu đêm đến đúng 0 giờ ngày 12 tháng Giêng: Mâm lễ tế Bà gồm 1 con chồn quay, 1 con cua đồng, 1 con cá lóc nấu om, 1 nhánh tỏi có cả rễ và lá cùng các nông sản trong làng được vị cao niên cung kính dâng lên Bà. Tuồng hát, bài chòi, câu hò dân gian xuyên thấu đêm tối.
Đúng 7g, lễ rước Sắc phong xuất phát tại bến Giá Ngự về dinh Bà. Đoàn người tế lễ, lính khiêng kiệu, lính hộ tống và dân làng lần lượt kéo về chật ních “ngôi nhà” chung của làng. Mùi khói hương tâm linh lan trong từng điệu múa, câu hò dân gian hoà nguyện trong lời Đại tế tại Dinh bà. Hội Tết của làng lại bắt đầu bằng lễ xuống đồng cầu cho mùa màng tươi xanh quanh năm.
(Theo: TTO) 
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin