Năm Mùi tản mạn chuyện Dê
LĂNG KÍNH Kính vạn hoa: Năm Ngọ hết, năm Mùi sang, chính là thời điểm mọi người cùng đón chào một năm mới tràn trề hy vọng. Con dê – loài vật cầm tinh năm nay khá gần gũi, thân thuộc với con người, gắn liền với những biểu tượng trái chiều… nên chắc hẳn sẽ có nhiều câu chuyện thú vị, rôm rả xoay quanh chủ đề này.
So với các loài gia súc khác, dê có ý nghĩa tinh thần phong phú, giá trị biểu tượng cao vì thể hiện vai trò quan trọng đến tới đời sống văn hóa của nhiều nước. Theo nghiên cứu, ngay từ thời đồ đá loài người đã biết thuần hóa dê để làm thực phẩm, lấy sữa. Chúng sống trên núi đồi khô cằn, ăn cỏ cây chồi non. Chỉ cần thả rong, chúng sẽ tự kiếm ăn. Người ta thường nói “Giàu nuôi chó, khó nuôi dê” cũng xuất phát từ đặc tính đó. Dê nhà lông trắng đen, ở miền núi còn giống dê lông vàng sậm, sừng cong vút.
Người phương Đông đặt dê trong 12 con giáp, làm địa chi Mùi. Nó cũng là một trong sáu con vật nuôi thông dụng “dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu”. Người phương Tây chọn chúng cho một trong 12 cung Hoàng đạo với hình tượng Ma Kết. Nó còn xuất hiện khá nhiều trong thần thoại Hy Lạp, văn hóa Bắc Âu và đặc biệt là trong nghi lễ tế thần của người Do Thái. Ngày nay, người dân xứ Basque thuộc vùng biên giới Tây Ban Nha – Pháp vẫn duy trì lễ hội đấu dê vào đầu năm. Dê được chọn phải là con đực, con “chủ soái” trong đàn. Dê thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, con nào trụ lại sẽ giành chức vô địch.
Tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, thịt dê được chế biến thành nhiều món ngon: tái dê, lẩu dê, nem dê, dê hầm, dê nướng, xúc xích... Dê cung cấp sữa cho trẻ em. Da và lông dùng làm chăn ấm cho mùa đông miền núi. Sừng dê làm đồ mỹ nghệ. Móng dê làm keo dán. Lông làm bút vẽ, bàn chải, dệt thảm...
Tuy nhiên, hình tượng con vật hiền lành trong văn hóa dân gian lại có sự khác biệt rõ rệt. Nếu dê cái là hình ảnh đáng kính của huyền thoại phương Tây, nghĩa mẫu của thần Zeus thì dê đực lại tượng trưng cho sức mạnh sinh lý. Điều này xuất phát từ khả năng siêu phàm của chúng, vì một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái.
Có lẽ vì thế mà từ lâu dê được xem như biểu tượng của tính dục và các món ăn từ dê được tin tưởng sẽ nâng cao khả năng cho nam giới. Trung Quốc có điển tích Dương xa (xe dê kéo) khá thú vị, kể rằng vua chúa thường dùng xe dê kéo đi mỗi đêm trong cung cấm, dê dừng ở cửa phòng cung phi nào thì sẽ ngủ lại nơi đó. Vì thế, cung tần muốn vua ngự giá, thường đặt lá dâu non rắc thêm ít nước muối ở cửa phòng để dụ lũ dê.
Tại Việt Nam, dê xuất hiện khá sinh động và đầy ngụ ý trong văn hóa dân gian. Nổi tiếng nhất là trò "bịt mắt bắt dê", trong đó có người bịt mắt đuổi theo con dê, hoặc đuổi bắt nhiều người. “Bán bò, tậu ruộng, mua dê về cày” chỉ cách thức làm ăn trái khoáy, không biết tính toán. Để mỉa mai bọn gian thương, ta thường nói: “Treo đầu dê bán thịt chó”. Những người kể lể dài dòng, vớ vẩn gọi là “Cà kê dê ngỗng”. Đàn ông hay chọc ghẹo thì gọi là “dê xồm”. Trẻ tuổi mà trăng hoa gọi là “dê non”, còn già gọi là “dê cụ”, ai có chòm râu hơi cong thì gọi là “râu dê”…
Năm Mùi được đánh giá là một năm suông sẻ, tốt lành. Chi Mùi là chi quan trọng, mang ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Mùi từ 13 – 15 giờ, lúc con người vừa ăn trưa nên rất thong thả. Tháng Mùi là tháng Sáu âm lịch, thời tiết sáng sủa, cây cối đâm hoa kết quả. Người tuổi Mùi được ca ngợi mưu trí, nhiệt tình, năng động, tài giỏi và gặp nhiều may mắn. Bởi vậy, ông bà ta thường có câu: “Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi / Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân” cũng chỉ sự may mắn cho những người tuổi Mùi là thế.
Ảnh: Internet
Gợi ý 11+ những điểm du xuân ở Hà Nội, miền Bắc Việt Nam
Khác biệt món Tết 3 miền
Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài
Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...
'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý
Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...
Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên
Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...
Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...
Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan
Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...
Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì
Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...