Văn Hóa Phong Tục
Đàn xã tắc và dấu ấn văn hóa nông nghiệp ở Huế
Từng là kinh đô của nước ta trong suốt những năm thời nhà Nguyễn, kinh thành Huế còn lại biết bao dấu tích về văn hóa một thời. Trong đó, Đàn Xã tắc tuy chỉ còn là phế tích, nhưng mang những ý nghĩa nhất định về nền văn hóa nông nghiệp ngày đó. Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ Điển Hán Việt, “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước <…>.
Cổng Làng Người Việt
Những tia nắng đầu tiên chiếu rọi xuyên qua màn sương sớm lững lờ trôi cùng gió, quyện lấy lũy tre làng, một ngày mới đang bắt đầu trên vùng châu thổ Bắc bộ.
Lễ cưới của người Chăm – An Giang
Đối với người Việt và cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam, lễ cưới là một trong ba sự kiện trọng đại nhất của đời người. Trong đó, lễ cưới của người Chăm là một trong những buổi lễ có nhiều nét văn hóa đặc sắc riêng.
Tục “Cạy Cửa Ngủ Thăm” của người Dao Tiền
Bạn đã từng biết đến lễ bỏ mả (ở Tây Nguyên), Chợ tình (ở Khâu Vai - Hà Giang)… Lần này, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn thêm một phong tục rất đặc trưng của người Dao Tiền ở vùng núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: Tục "cạy cửa ngủ thăm".
Tục nhuộm răng đen của người Việt
Ở Việt Nam, tục nhuộm răng đen không chỉ có ở người Việt mà còn có ở nhiều dân tộc khác như Thái, Sila, Dao… Và cũng không chỉ riêng Việt Nam, ở Campuchia (Cao Miên xưa), người Mã Lay (Nam đảo), An Độ, Nhật Bản, Nam Trung Hoa cũng có tục này.
Tết nhảy của người Dao đỏ
Ở Lào Cai có rất nhiều lễ hội diễn ra quanh năm như: hội "Gầu Tào" của người H'Mông; hội "Lồng Tồng" của người Tày ở Văn Bàn, ở Bắc Hà; hội "Róng Boọc" của người Giáy ở Cam Đường, ở Sa Pa; hội "Khu Già Già" của người Hà Nhì ở Bát Xát... Trong đó, Tết "Nhảy" là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao đỏ.
Văn bia truyền thống Việt Nam
Văn bia là một loại thư tịch, có niên đại rõ ràng, có giá trị như những tác phẩm văn học, nghệ thuật, chứa đựng hệ thống thông tin nhiều mặt về lịch sử, kinh tế, xã hội... đương thời, không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cả trong hiện tại.
Múa rối nước - Nghệ thuật độc đáo ở nước ta
Từ xa xưa, con người và thiên nhiên luôn gắn liền với nhau, hỗ trợ cho nhau. Con người đã biết dựa vào thiên nhiên để sản xuất và đồng thời cũng là để sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật độc đáo. Miền đồng bằng châu thổ sông Hồng là cái nôi sinh ra nghệ thuật múa rối nước cũng vì lẽ đó.
Khăn Piêu – Nét đẹp của cô gái Thái
Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi có dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta, nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu....