Văn Hóa Phong Tục

Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú

Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú

Người Khơ Mú gọi hội mừng mưa rơi của dân tộc mình là lễ hội "Om đin om đang", tức lễ hội mừng nước hay hội mừng mùa măng mọc. Theo các cụ già ở bản Pá Bon, xã Mường Luân, Điện Biên Đông, gọi như vậy bởi mở đầu phần hội bao giờ cũng là điệu múa "Om đin om đang".

   16/10/2007 11:33
Độc đáo trang phục nữ dân tộc Si La

Độc đáo trang phục nữ dân tộc Si La

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, người dân tộc Si La có số dân dưới 1.000 người, chỉ sống ở xã Can Hồ (Mường Tè, Lai Châu) và bản Nậm Sin, xã Chung Chải (Mường Nhé). Phụ nữ người dân tộc Si La ở bản Nậm Sin tuy có số lượng rất ít song họ vẫn tạo cho mình những nét độc đáo trong cách ăn mặc. Bộ trang phục của họ thường gồm: khăn đội đầu, áo, yếm, váy, xà cạp, vòng cổ, vòng tay...

   16/10/2007 11:30
Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam bộ

Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam bộ

Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam Bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây.
   11/10/2007 10:06
Nghi thức cưới - hỏi của người Hoa ở Bạc Liêu - Cà Mau

Nghi thức cưới - hỏi của người Hoa ở Bạc Liêu - Cà Mau

Người Việt gốc Hoa ở Cà Mau- Bạc Liêu luôn có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa cội nguồn, nhất là việc gìn giữ những phong tục lễ nghi, trong đó có nghi thức cưới hỏi.

   11/10/2007 08:39
Xòe – nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Thái

Xòe – nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Thái

Từ xưa đến nay, xòe vòng của dân tộc Thái luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Mỗi khi âm thanh trầm bổng, nhịp điệu của trống xòe nổi lên lại thôi thúc mọi người đến với vòng xòe. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, mọi người xích lại gần nhau, quây quần bên nhau, vui tươi, đầm ấm.

   11/10/2007 08:29
Xích lô Hà Nội - Nét văn hoá cổ xưa

Xích lô Hà Nội - Nét văn hoá cổ xưa

Trên những con phố cổ Hà Nội, người ta dễ dàng nhìn thấy những dòng xe xích lô chở khách du lịch đi dạo. Rất nhiều du khách nước ngoài, và cả nhiều người Việt Nam đã chọn phương tiện này để khám phá những nét đẹp cổ xưa và cuộc sống của người dân trên phố cổ. Hãy thử đi một vòng qua những con phố nghề truyền thống, khu thương mại sầm uất, nhộn nhịp nhưng vẫn chứa đầy sự bình yên của Hà Nội bằng xe xích lô, bạn sẽ cảm thấy thật sự thú vị.

   11/10/2007 08:26
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Lự

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Lự

Dân tộc Lự ở Việt Nam có 4.964 người, cư trú chủ yếu ở 2 huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Người Lự có truyền thống trồng bông, nuôi tằm kéo sợi dệt vải phục vụ nhu cầu may mặc của cộng đồng. Trang phục của phụ nữ Lự gồm có: khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng.

   11/10/2007 08:23
Sợi bhơnương

Sợi bhơnương

Từ xa xưa, các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây nguyên đã biết khai thác nhiều loại vỏ cây để làm quần áo mặc. Họ còn biết lấy lớp vỏ lụa của một số loại vỏ cây trong rừng để xe thành sợi.

   01/10/2007 08:43
Sử thi - nét độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Sử thi - nét độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Tây Nguyên được thế giới biết đến qua không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là tài sản tinh thần quý báu của nhân loại thì kho tàng sử thi cũng là một tài sản văn hóa vô giá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

   01/10/2007 08:40
Con lân và Tết Trung thu

Con lân và Tết Trung thu

Lân là con vật linh thiêng nằm trong bộ tứ linh (long, lân, quy, phụng). Theo truyền thuyết dân gian, lân tượng trưng cho sự thái bình thịnh vượng, hễ nơi nào có lân xuất hiện là nơi đó có thánh nhân ra đời

   01/10/2007 08:38
Những lễ hội kỳ cục nhất thế giới

Những lễ hội kỳ cục nhất thế giới

1. Lễ hội “Pho mát lăn tròn” - Brockworth, Anh: Một tập tục xem chừng khá nguy hiểm có nguồn gốc từ thời La Mã: các thí sinh đến từ khắp thế giới trước tiên phải chạy lên đồi cao, sau đó tất cả gắng sức đuổi theo một tảng pho mát tròn nặng 7 kg. Người đầu tiên bắt được có quyền sở hữu nó.

   16/09/2007 11:03
Nhà ở của người Pa Dí – Lào Cai

Nhà ở của người Pa Dí – Lào Cai

Người Pa Dí là một nhóm địa phương của dân tộc Tày. Địa bàn cư trú của họ là các xã sát biên giới Việt – Trung thuộc huyện Mường Khương , tỉnh Lào Cai .

 

   16/09/2007 10:58
Độc đáo phiên chợ vùng cao

Độc đáo phiên chợ vùng cao

Chợ vùng cao - với nhiều người còn lạ lẫm lắm. Chính vì vậy, du lịch chợ, nhất là ở vùng núi Tây Bắc vốn nổi tiếng là đậm chất dân tộc chưa bị đô thị hóa, đã làm say mê bao lữ khách quốc tế.
   06/09/2007 13:45
Zù xu - Lễ cúng họ của người Mông Si Suối Giàng

Zù xu - Lễ cúng họ của người Mông Si Suối Giàng

Trong các sinh hoạt tín ngưỡng của người Mông Si ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), lễ cúng họ Zù xu thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống.

   04/09/2007 10:35
Nét văn hoá trong trang phục phụ nữ Thái Mường Lò

Nét văn hoá trong trang phục phụ nữ Thái Mường Lò

Dân tộc Thái ở thị xã Nghĩa Lộ có khoảng 13 nghìn người, sinh sống rải rác khắp vùng lòng chảo Mường Lò. Đến Mường Lò chúng ta sẽ bắt gặp những cô gái Thái xúng xính trong bộ váy đen, áo cỏm, khăn piêu, đã tạo nên nét riêng của núi rừng Tây Bắc.

   04/09/2007 10:33
Lễ hội Xăng Khan của đồng bào Thái

Lễ hội Xăng Khan của đồng bào Thái

Từ rất xa xưa, tất cả các bản làng người Thái đều tổ chức lễ hội Xăng Khan, có thể nói đây là ngày hội có quy mô và ý nghĩa cộng đồng lớn nhất của đồng bào. Mỗi địa phương có thể gọi tên hội khác nhau, đồng bào Thái ở Nghệ An và Thanh Hóa gọi lễ hội này là Xăng Khan, một số nơi khác gọi là Kin chiêng boóc mạy, Hội Chá Chiêng... Nhưng dù gọi thế nào đi chăng nữa, mục đích và ý nghĩa của nó vẫn là ngày tạ ơn các ông mo đối với tổ tiên và những người thầy đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu vớt chúng sinh.

   03/08/2007 09:15
Quảng Ninh phục dựng Lễ hội Xuống đồng

Quảng Ninh phục dựng Lễ hội Xuống đồng

Lễ hội Xuống đồng đã được phục dựng tại hai xã Phong Cốc, Phong Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh trong 2 ngày 23 và 24/7 (tức mùng 10 và 11/6 âm lịch), sau hơn 10 năm bị lãng quên.

   27/07/2007 09:18
Lễ hội Rija Inưgar của người Chăm

Lễ hội Rija Inưgar của người Chăm

Rija là một hệ thống lễ múa của người Chăm nói chung, Chăm Bình Thuận nói riêng. Lễ hội Rija Inưgar hay còn gọi là lễ hội múa Tống Ôn đầu năm. Lễ hội này được tổ chức mỗi năm một lần, vào thượng tuần trăng tháng giêng Chăm lịch (tháng 4 dương lịch).

   22/07/2007 07:59
Lễ hội Đền Hàn Sơn, huyện Hà Trung (Thanh Hóa)

Lễ hội Đền Hàn Sơn, huyện Hà Trung (Thanh Hóa)

Một lễ hội đặc sắc mang đậm ý nghĩa tín ngưỡng dân gian vừa được khai hội tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) - Đó là lễ hội Đền Hàn Sơn, đã và đang thu hút rất đông du khách trong, ngoài tỉnh về tham dự.

   22/07/2007 07:56
Lễ vía Mẹ hội điện Hòn Chén tại Huế

Lễ vía Mẹ hội điện Hòn Chén tại Huế

Ðiện Hòn Chén thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, từ thế kỷ XVI, hàng năm cử hành lễ hội vào hai kỳ: tháng ba và tháng bảy.

   16/07/2007 17:25