Non Nước Việt Nam
DUYÊN DÁNG CHỢ BẾN THÀNH
Nói đến chợ Bến Thành người ta nghĩ ngay đến Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, như một chứng nhân tiêu biểu của lịch sử còn lại trên thành phố trẻ này.Chợ Bến Thành trước đây nằm ở gần bờ sông Bến Nghé, gần đường dẫn vào thành Gia Định, với vị trí thuận lợi trên bến dưới thuyền. Vì vậy mới có tên gọi là chợ Bến Thành.
CỦ CHI ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG
Nằm cách trung tâm TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi sẽ đưa du khách trở về với những ngày miền Nam hừng hực lửa đấu tranh chống Mỹ. Du khách không chỉ nhìn thấy mà còn có thể chạm tay vào quá khứ, nơi ấy đã từng có những con người thầm lặng viết nên bao trang sử oai hùng trên quê hương Đất thép thành đồngCủ Chi.
CẦN GIỜ MIỀN ĐẤT NGÁT XANH
Cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 50 cây số về phía Đông Nam, Cần Giờ hiện ra như một cánh cửa màu xanh tuyệt đẹp với những khu rừng đước bạt ngàn, những dòng sông quanh co uốn khúc và còn một bãi biển hoang sơ đang chờ bạn khám phá.
SÀI GÒN THÀNH PHỐ TÌNH CA
Người ta thường nhắc đến Sài Gòn như là một thành phố náo nhiệt và nhộn nhịp nhất nước, nhưng có lẽ chỉ với những ai sống tận tụy và hết lòng với mảnh đất này mới thấy được tâm hồn, vẻ đẹp lắng sâu và da diết của Sài thành, thành phố anh hùng, thành phố Tình ca…
LỄ HỘI TRÊN ĐẤT QUẢNG
ĐIỆU APSARA QUYẾN RŨ
Trên các công trình kiến trúc Chăm, hình tượng các vũ nữ apsara trong các tư thế múa gợi cho người ta cảm giác như lạc vào tiên cảnh. Và như để hiện thực hoá hình tượng vũ nữ apsara, nghệ thuật múa Chăm đã ra đời. Từ đó những ai đã thưởng thức những điệu múa Chăm sẽ không thể không đắm lòng mình trong những vũ điệu quyến rũ này.
HỘI AN NÉT DUYÊN PHỐ CỔ
Từng là thương cảng vào loại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong với cảnh trên bến dưới thuyền, phố phường tấp nập của hơn 200 năm về trước, Hội An ngày nay được xem là một đô thị cổ với những giá trị văn hóa vô giá, được Unesco ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới.
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN – CHIỀU NGHIÊNG BÓNG THÁP
Nằm trong một thung lũng kín đáo thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về hướng Tây Nam, cách kinh thành Trà Kiệu 10km về hướng Tây, Mỹ Sơn – Thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm pa xa xưa là quần thể di tích đầy hoài niệm về một thời quá khứ, một trong những di sản văn hóa thế giới rất được quan tâm.
ĐẶC SẢN CỐ ĐÔ
NINH BÌNH - VÙNG ĐẤT CỦA NHỮNG LỄ HỘI
Như bất cứ miền đất văn hiến nào trên đất nước ta, Ninh Bình cũng là nơi địa linh hào kiệt với nhiều lễ hội diễn ra hàng năm đậm đà bản sắc và thú vị.
NHÀ THỜ PHÁT DIỆM – ĐỈNH CAO CỦA KIẾN TRÚC VIỆT NAM
Nằm thuộc thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, quần thể thánh đường Phát Diệm được xem là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam, là nơi mà ước mơ về sự giao hòa giữa những nền văn hóa, giữa tâm linh và đời sống thực của con người được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.
TAM CỐC – VỊNH HẠ LONG TRÊN CẠN
Xuôi theo dòng con sông Ngô Đồng êm đềm, chiếc thuyền nan của người chèo đò bến Ngô Rang cứ khoan nhặt từng nhịp chèo đủng đỉnh, thong dong, đưa khách phương xa len lỏi qua những dãy núi đá đẹp như huyền thoại của quần thể danh lam thắng cảnh Tam Cốc – nơi được ví như là một Vịnh Hạ Long trên cạn ở nước ta.
CÁC LỄ HỘI Ở ĐÀ NẴNG
Là một dải đất miền Trung đầy nắng và gió biển, Đà Nẵng đang ngày một đi lên và phát triển rất nhanh theo nhịp độ tăng trưởng của đất nước. Tuy vậy, Đà Nẵng vẫn luôn giữ lại cho riêng mình những nét độc đáo về bản sắc văn hóa địa phương, những lễ hội được gìn giữ và phát huy từ thời cổ, những câu hát điệu hò nhặt khoan tha thiết…
LÀNG ĐÁ NON NƯỚC – NGŨ HÀNH SƠN
Không ồn ào, nhộn nhịp như nhịp độ phát triển của Đà Nẵng với những tòa nhà cao tầng, những đại lộ thênh thang, những dòng xe cộ ngược xuôi như mắc cửi, các làng quê làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng vẫn nằm yên bình và lặng lẽ sau những lũy tre làng ở những vùng ven đô. Mỗi làng quê, làng nghề như những khúc tâm tình, những thảm cỏ xanh êm dịu làm cho nhịp điệu cuộc sống ở đây bớt đi phần náo nhiệt, và tạo cho Đà Nẵng một nét rất riêng giữa lòng phố thị.
SƠN TRÀ - MÂY NƯỚC GIAO HÒA
Mang dáng vóc nhoài ra vươn mình hướng về phía biển đầy kiên hãnh, lại được bao vây bởi làn nước trong xanh màu ngọc bích dịu dàng… bán đảo Sơn Trà đã trở thành nơi mây nước giao hòa, tạo nên một cảnh quan chung lãng mạn và tuyệt mỹ trên đất Đà Nẵng trẻ trung.
ÊM DỊU BÀ NÀ
Được ví như “Cao nguyên Đà Lạt” của miền Trung, Bà Nà nằm ở độ cao 1.478m so với mặt biển và cách Đà Nẵng khoảng 48 km về hướng Tây là một điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tận hưởng khí hậu dịu mát dịu trong suối .
FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT – ĐẾN HẸN LẠI LÊN
Tiếp nối thành công của Lễ hội hoa Đà Lạt 2004, Festival Hoa Đà Lạt năm 2005 sẽ được diễn ra từ ngày 10 – 18/ 12/ 2005 tại thành phố này.
HƯƠNG VỊ MIỀN SƠN CƯỚC
Nhờ vào khí hậu vừa ôn đới vừa nhiệt đới nên Đà Lạt là một nơi lý tưởng để trồng hoa, cây cảnh và đặc biệt là các loại cây ăn trái như hồng, mận, dâu tây, đào, atisô…
THĂM XÃ LÁT DƯỚI CHÂN LANG BIANG
Nằm dưới chân đỉnh Lang Biang hùng vĩ, xã Lát thuộc huyện Lạc Dương, nơi người dân tộc Lạch – những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên xinh đẹp Đà Lạt – sinh sống là nơi để bạn dừng chân, tìm hiểu nhiều điều thú vị về con người và nếp sinh hoạt văn hóa ở đây.
BIỆT THỰ CỔ ĐÀ LẠT – KIẾN TRÚC CỦA KỶ NIỆM
Cảnh quan Đà Lạt vốn là một vùng miền núi với vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh tự nhiên được kết hợp hài hòa với những công trình đầy sáng tạo của con người. Ngay từ ngày đầu được phát hiện và thành lập, kiến trúc Đà Lạt đã được chọn và định hình xây dựng theo dạng một “thành phố – vườn” giữa những rừng thông với màu lá xanh tươi của các đỉnh núi cao thuộc dãy Lang Biang hùng vĩ.